Bị cá chình xé toạc, bạch tuộc vẫn kịp phản đòn cực hiểm
Trong cuộc kịch chiến dưới đáy biển sâu với cá chình, bạch tuộc biết không thắng được đã chơi đòn hiểm và tẩu thoát ngoạn mục.
Hé lộ sự thật về loài ếch đã tuyệt chủng / Cá sấu, hà mã và linh dương đầu bò đánh nhau 'tơi bời'


Bạch tuộc vốn là loài săn mồi nhưng không dũng mãnh và tàn khốc như cá chình Moray. Do sơ suất, nó đi vào lãnh địa của cá chình và bị cá chình tấn công bất ngờ. Cả hai lao vào nhau vài lần và đều dùng đòn sát thủ với nhau tuy nhiên bất phân thắng bại.

Đến khi nhận ra sự thua thiệt về đặc điểm giống loài, bạch tuộc quyết định khôn ngoan là rút lui. Nó xài tới thứ vũ khí tự nhiên, phụt mực để tung hỏa mù, khiến cá chình luống cuống, không phân biệt được phương hướng.

Trong lúc đó, bạch tuộc nhân cơ hội rời khỏi chiến trường, tẩu thoát ngoạn mục về lãnh địa an toàn của mình.

Cá chình mặc dù cực kỳ tức tối vì để bạch tuộc có cơ hội trốn thoát nhưng cuối cùng nó cũng có chiến lợi phẩm khi xé được một mảng thịt của đối thủ.

Thông thường, trong những trận chiến của cá chình và bạch tuộc, phần thắng thường nghiêng về phía cá chình. Hiếm có con bạch tuộc nào đủ bình tĩnh và may mắn để tẩu thoát thành công như con bạch tuộc phía trên.

Cá chình Moray sở hữu bộ răng khỏe và sắc nhọn như thủy tinh, chiều dài mỗi chiếc răng có thể đạt tới vài cm. Thậm chí chúng còn tấn công và ăn mất ngón tay của nhiều thợ lặn.

Khi đi săn, chúng ngoạm con mồi bằng những chiếc răng nhọn và dùng thân quấn chặt mục tiêu, giống như loài trăn khổng lồ.

Với đòn tấn công đó, loài động vật thân mềm như bạch tuộc quả thật không phải đối thủ của cá chình.

Sau khi giết chết bạch tuộc, cá chính xé xác đối thủ thành từng mảnh nhỏ và sảng khoái tận hưởng bữa ăn tươi ngọt của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Đường hầm nguyên thủy cách đây 13.000 năm ở Brazil, nghi không phải con người xây dựng
Tại sao con người chỉ ăn vây cá mập mà hiếm khi nghe nói đến việc ăn thịt cá mập? Thịt cá mập có thực sự không ngon?
CLIP: ‘Vua lì đòn’ linh cẩu đòi cướp mồi của sư tử và cái kết đắng chát
CLIP: Bị đàn sư tử tấn công, trâu rừng liều chết phản kháng đầy kịch tính
Không phải Bát Giới hay Sa Tăng, đây mới là 3 người bạn thân nhất của Tôn Ngộ Không

Tỉnh duy nhất của Việt Nam tên gọi có ba từ
Cột tin quảng cáo