Bị đuổi ra khỏi cung, vị phi tử phải lấy ăn mày, ai ngờ ăn mày sau này thành khai quốc hoàng đế
Tại sao bị đày vào lãnh cung, các phi tử vẫn được thái giám xem trọng hầu hạ? / Vật táng trong ngôi mộ thời Tam Quốc hé lộ sự thật đen tối trong lịch sử giai đoạn này
Thời cổ đại, các nữ nhân sống trong hoàng cung đều biểu hiện ra cuộc sống hào nhoáng, xa xỉ người thường có mơ cũng không được. Không chỉ vinh hoa, phú quý, khiến người khác hâm mộ, còn có thể mang đến vinh quang cho gia tộc. Thế nhưng phía sau họ, bi thương một đời có lẽ người thường không bao giờ chịu đựng được.
Một ngày hoàng đế qua đời, những phi tử, cung nữ này cũng gặp nhiều chuyện bất trắc. Có người được sống trong cung, có người bị hạ cấp, điều đi làm việc, cũng có người được trả tự do, về với gia đình. Trong lịch sử Trung Quốc, có một vị phi tử, từ khi vào cung chưa từng được hoàng đế ưu ái, sau khi hoàng đế băng hà, nàng lại bị đuổi về nhà. Về nhà, bất chấp mọi lời can ngăn phải đối, nàng đòi gả cho một người ăn mày. Kết quả, người ăn mày này về sau lại trở thành khai quốc hoàng đế.
Vị phi tử này là ai? Nàng là Sài thị, xuất thân từ Hình Châu Nghiêu Sơn danh môn vọng tộc. Sài thị có nhan sắc kiềm diễm mỹ lệ đồng thời được giáo dục nghiêm khắc, chính là một tiểu thư khuê tú vừa có tài vừa có sắc.
Khoảng hơn 10 tuổi, Sài thị được gia tộc ghi tên tuyển tú, tiến nhập hậu cung, trở thành phi tần của Đường Trang Tông.
Ảnh minh họa.
Thế nhưng duyên phận mỏng manh, Sài thị chưa được sủng ái thì Đường Trang Tông đã qua đời. Đường Minh Tông lên kế vị, đuổi toàn bộ phi tử của tiên đế ra khỏi cung.
Sài thị thu dọn đồ đạc về nhà. Trên đường đi vì mưa to đành trú tại một khách điếm nghỉ ngơi. Ở đây vài ngày, đúng lúc ra của xuất môn, Sài thị đụng trúng một người đàn ông cao lớn. Người này là Quách Uy. Quách Uy tuy rằng khí thế bức người nhưng lại nghèo khó, trên người không có đồng nào, chẳng khác gì ăn mày.
Mặc dù vậy, Sài thị vẫn rất ưng thuận Quách uy, mặc kệ cha mẹ phản đối, quyết tâm gả cho người đàn ông này.
Sự thực chứng minh, ánh mắt của Sài thị rất tinh tường. Trong thời gian ở cung cấm, Sài thị tích lũy được không ít tiền bạc. Một nửa nàng đưa cho phụ mẫu để hiếu kính, nửa còn lại dùng cho chồng mình khai sáng sự nghiệp.
Nhờ có Sài thị, Quách Uy làm nên nghiệp lớn, trở thành tướng quân danh tiếng lẫy lừng, trong quân đội được nhiều người cảm phục. Sau, Hậu Hán cao tổ Lưu Tri Viễn xưng đế, nhân việc Quách Uy có công lớn, liền ban cho Quách Uy thêm quyền lực. Tuy nhiên, vì Quách Uy công cao hơn chủ, khiến Lưu Tri Viễn nổi lên sát tâm.
Ảnh minh họa.
Sớm biết được chuyện này, lợi dụng thời thế, Quách Uy khởi binh tạo phản. Thành công, Quách Uy lên ngôi, tự xưng là Hậu Chu thái tổ.
Đáng tiếc, Sài thị thông tuệ, hiền thục lại không thọ lâu, nàng không thể tận mắt thấy người chồng mình yêu thương hết mực xưng đế đã qua đời. Để tưởng nhớ Sài thị, sau khi đăng cơ, Quách Uy liền truy phong nàng là Thánh Mục hoàng hậu.
Quách Uy và Sài thị cũng không có con. Để báo đáp ân tình của vị hoàng hậu hiền lương thục đức, Quách Uy quyết định nhận Sài Vinh, cháu trai của Sài thị làm con.
Sài Vinh từ nhỏ đã thông minh lanh lợi, lại giỏi giang võ nghệ, sau khi Chu Thái tổ Quách Uy mất đi, ông được truyền ngôi cho, trở thành Hậu Chu Thế Tông. Sử sách ghi chép lại, mặc dù Sài Vinh tại vị không lâu, thế nhưng là một một vị minh quân được đánh giá rất cao, được ca tụng là "Đệ nhất hoàng đế thời Ngũ Đại thập quốc", xứng đáng với kỳ vọng của Quách Uy và Sài thị.
Clip có thể bạn quan tâm:
- Video: Nghe lý luận về thất bại của Tào Tháo. Nguồn: MBA-MCI Bách Khoa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
CLIP: Người đàn ông dùng võ thuật đối đầu với chó Ngao Tây Tạng và cái kết bất ngờ
CLIP: Cuộc "tử chiến" kịch tính giữa chó ngao và gấu đen, kết cục đầy bất ngờ
Cây gỗ quý 4.300 năm tuổi dài 11m từng bị sét đánh được gia chủ bán 2 căn nhà để lấy, thương gia trả hơn 870 tỷ cũng không bán
Con người bắt đầu biết nấu ăn từ khi nào?
Ngôi làng sở hữu 30 cây gỗ quý nhất Việt Nam: Rộng 1000m2, được bảo vệ bởi một hủ tục tâm linh