Coi nhau là đối thủ nhưng Khổng Minh chết, Tư Mã Ý đã làm 1 việc khiến hậu thế kính nể
Hậu duệ dốt nát của Tư Mã Ý để mất giang sơn thế nào? / Cuộc chiến Khổng Minh – Tư Mã Ý: Kẻ tám lạng người nửa cân
Lịch sử Tam quốc từng ghi nhận nhiều chiến dịch được xếp vào hàng kiệt tác. Đặc điểm chung của những chiến dịch này đều là lấy yếu thắng mạnh, ví dụ như trận Quan Độ giữa phe Tào Tháo và Viên Thiệu hay đại chiến Xích Bích giữa Chu Du – Tào Tháo.
Trong số đó, không thể không kể tới một chiến dịch được đánh giá là gay cấn nhất, hung hiểm nhất. Đó chính là cuộc so tài giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý trong chiến tranh Thục – Ngụy (228-234).
Tới ngày nay, dù Khổng Minh và Tư Mã Ý đều đã trở thành người thiên cổ, nhưng cuộc so tài giữa hai nhân vật này vẫn trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm.
Bối cảnh diễn ra cuộc so tài giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý
Thời Tam quốc từng xảy ra một hiện tượng rất kỳ lạ. Đó là những cuộc so tài giữa các mưu sĩ thuộc hàng cao cấp xảy ra vô cùng ít ỏi.
Năm xưa khi Gia Cát Lượng xuất sơn, Quác Gia đã qua đời, ngay tới Chu Du cũng không có cơ hội trực tiếp giao đấu với Khổng Minh.
Thậm chí 5 đại mưu sĩ từng phục vụ dưới trướng Tào Tháo về căn bản cũng chưa từng giao chiến với những quân sư cao cấp của các thế lực khác.
Phần lớn các mưu sĩ cấp cao thời bấy giờ chỉ có cơ hội đối đầu với những quân sư thua kém họ về mặt tài năng.
Cho nên, cuộc đối đầu trực tiếp giữa Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng hoàn toàn có thể đánh giá là một trong những chiến dịch đặc sắc nhất trong lịch sử Tam quốc.
Trước khi chiến tranh Thục - Ngụy xảy ra, Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng về cơ bản không có cơ hội giao thủ. Bởi Khổng Minh năm xưa là nhân vật cốt cán trong tay Lưu Bị, còn Tư Mã Ý chẳng qua chỉ là một mưu sĩ có thân phận không cao dưới trướng Tào Tháo.
Cho đến cuối thời Tam quốc, khi hai vị quân chủ Tào – Lưu đều đã qua đời, vị trí của Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng mới ngang hàng nhau. Đến lúc bấy giờ, hai nhân vật mưu trí hàng đầu này mới có cơ hội tiến hành tỷ thí.
Vào thời điểm bấy giờ, đại đa số các danh tướng nổi danh trước đó đều đã qua đời. Không ít các mưu sĩ nức tiếng một phương đều đã biến mất vì nhiều lý do khác nhau.
Những dấu hiệu này cho thấy cục diện Tam quốc đã bắt đầu bước vào giai đoạn muốn thống nhất.
Cuộc chiến tranh giữa Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng xảy ra trong giai đoạn này hiển nhiên sẽ mang tính chất kịch liệt và gay cấn hơn cả. Thậm chí sẽ không hề quá lời nếu nói rằng kết cục của giai đoạn Tam quốc được định đoạt bởi trận tỷ thí của hai nhân vật này.
Tư Mã Ý lấy nước thay rượu tế Khổng Minh
Dương Tu cả đời đều căm hận Tư Mã Ý, sớm chiều đều mong ông chết sớm nhưng ngược lại Tư Mã Ý trước sau lại chẳng bận tâm nhớ thù ghi oán.
Dương Tu nhiều lần muốn đưa Tư Mã Ý vào chỗ chết nhưng sau này vì không biết giữ mình nên đắc tội với Tào Tháo mà bị xử tội chết. Tư Mã biết chuyện liền chủ động ngỏ ý xin đi thăm. Tào Tháo thấy vậy hỏi tại sao lại muốn đi thăm? Tư Mã Ý bèn nói rằng: "Thần trước giờ không có kẻ địch, chỉ nhìn thấy bạn bè và những người thầy". Tào Tháo sau khi nghe xong, trong lòng đối với Tư Mã Ý có phần nể trọng.
Đây là quy tắc xử thế và làm việc của Tư Mã Ý, ông luôn có lòng kính trọng những đối thủ của mình, thậm chí còn không để tâm những người đã từng hại mình, cả một cuộc đời sống trong chữ "Hòa".
Thời kỳ đầu, đối thủ chủ yếu của Tư Mã Ý là Dương Tu, sau này mới chuyển sang Gia Cát Lượng. Sau khi Gia Cát Lượng chết, lại còn dùng tượng gỗ để hù dọa đội quân của Tư Mã Ý khiến cho tướng sĩ của ông kinh hồn bạt vía.
Ấy thế mà khi hay tin Gia Cát Lượng chết thật Tư Mã Ý đã đích thân đến doanh trướng Thục Quân, nơi Gia Cát Lượng từng ở lúc sinh thời.
Tại đây, ông đã dùng nước thay rượu kính Khổng Minh. Đôi mắt tràn lệ, ông đã bày tỏ tấm lòng thành của mình. Nếu như con trai ông không kịp thời nhắc nhở rằng phía sau là tướng sĩ của nước Ngụy, có lẽ Tư Mã Ý đã quỳ xuống bái tế rồi.
Tư Mã Ý ca ngợi Khổng Minh rằng: “Ngài một đời thanh bạch giống như nước, mặc dù chúng ta đã là kẻ địch sáu năm, nhưng ta vẫn luôn coi ngài là tri âm. Khổng Minh, hãy để ta gọi ngài hai tiếng: Tiên Sinh”.
Sự tôn kính mà Tư Mã Ý dành cho đối thủ của mình đã thể hiện tấm lòng rộng lớn và khí độ rộng lượng của ông. Trong công việc nên biết cách học hỏi đối phương, tôn trọng đối phương, bởi vì sự tồn tại của họ giúp chúng ta hoàn thiện hơn, càng khiến cho chúng ta có thêm nhiều tiến bộ.
Giữ vững nguyên tắc của mình, Tư Mã Ý đối với Dương Tu và Gia Cát Lượng đều tỏ ra tôn kính, cũng không oán hận những kẻ từng hại người của mình. Thậm chí, trong thời khắc sinh tử ông luôn luôn có thể hòa giải đôi bên.
Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền cả đời tranh đấu ngược xuôi tranh giành thiên hạ nhưng cuối cùng tất cả thiên hạ lại phải rơi vào tay nhà Tư Mã Ý. Nếu nói gia tộc Tư Mã là gia tộc hùng mạnh thì Tư Mã Ý chính là thủ lĩnh đứng đầu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
CLIP: Chó sói thoát chết ngoạn mục khi bị bầy chó nhà bao vây cắn xé