Bi kịch cuộc đời nàng cách cách xinh đẹp cuối nhà Thanh làm gián điệp cho Nhật Bản
CLIP: Bị cá sấu tập kích bất ngờ, sư tử có phản ứng gây 'sốc' / Giải mã bí ẩn về hiện tượng người chết đuối hộc máu tươi khi người thân đến gần dưới góc độ khoa học
Thế nhưng, số phận đưa đẩy khiến bà trở thành một điệp viên của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chuyện bắt đầu từ năm Ái Tân Giác La Hiển Dư lên 4 tuổi. Bà được gửi cho một người Nhật Bản tên Kawashima Naniwa làm con nuôi. Người này là cố vấn trong triều đình Mãn Thanh, vốn là một điệp viên. Sau khi nhận nuôi Ái Tân Giác La Hiển Dư, ông đổi tên bà thành Kawashima Yoshiko.
Năm 1912, Túc thân vương Thiện Kỳ đã gửi toàn bộ con cái ra nước ngoài để tìm kiếm thế lực dựa dẫm, nhằm khôi phục nhà Thanh. Hiển Dư cũng theo bố nuôi về Nhật Bản và từ đó bị Nhật hóa hoàn toàn. Ngoài đi học văn hóa, bà còn học chính trị, kỹ năng quân sự, tình báo... Ít lâu sau khi bà rời đi, bố mẹ cũng qua đời ở Trung Quốc.
Ảnh minh hoạ.
Thời gian này, Naniwa bắt đầu bộc lộ thú tính với con gái nuôi. Ông tuyên bố sẽ cưới Yoshiko làm vợ khi trưởng thành, mặc cho vấp phải sự phản kháng quyết liệt từ cô bé. Năm 17 tuổi, Yoshiko bị bố nuôi hãm hiếp, từng có ý định tự tử. Sau đó, bà bỏ nhà đi, bắt đầu cắt tóc ngắn và ăn mặc như đàn ông.
Năm 1927, Yoshiko bị anh trai nuôi lên kế hoạch gả cho Ganjuurjab, con trai của Tướng quân đội Nội Mông Jengjuurjab, người lãnh đạo phong trào ly khai độc lập cho Mông Cổ - Mãn Châu tại Ryojun. Tuy nhiên, 2 năm sau khi kết hôn, vì không có tình cảm nên họ đường ai nấy đi.
Sau khi ly hôn năm 22 tuổi, Yoshiko đến Thượng Hải. Bà gặp gỡ Tanaka Ryukichi, một tùy viên quân sự Nhật Bản và cũng tham gia cáchoạt động chính trị, làm gián điệp cho giới chức xứ sở mặt trời mọc từ đây. Yoshiko là một trong những tay sai đắc lực, giúp Nhật Bản khống chế Thượng Hải, uy hiếp Nam Kinh. Người đời sau cho rằng, bà là nhân tố gây ra các sự kiện có tác động xấu đến Trung Quốc.
Năm 1993, Mãn Châu Quốc thành lập, người Nhật dựng lên lực lượng quân sự bù nhìn là Mãn Châu quốc An Quốc quân và do Yoshiko làm Tổng tư lệnh, tham gia trận chiến Nhiệt Hà trong chiến tranh Trung – Nhật. Tuy nhiên, lực lượng này sau đó nhanh chóng tan rã và biến thành thổ phỉ.
Thất vọng, bất mãn, Yoshiko lên tiếng chỉ trích quân đội Nhật Bản rồi bị tống giam năm 1934. Hai năm sau, Yoshiko được thả, tiếp tục làm gián điệp cho Nhật Bản. Đến 10/1945, Nhật thất bại, Yoshiko bị Cục Quân thống của Quốc dân đảng bắt ở nhà riêng khi đang có ý định bỏ trốn về Nhật. Bà bị đưa ra xét xử với tội danh “Hán gian”.
Trong phiên tòa xét xử, Yoshiko được bào chữa rằng mang quốc tịch Nhật Bản nên không thể gán vào tội phản cuộc. Tuy nhiên, mọi giấy tờ tùy thân chứng minh điều đó đều đã bị mất trong một trận động đất. Cha nuôi của Yoshiko thậm chí không thể giúp gì cho bà mà còn để lộ việc con gái nuôi có nguồn gốc thân vương nhà Thanh. Điều đó khiến Yoshiko nhận án tử hình. 25/3/1948, bà bị bắn từ phía sau trước toàn bộ dân chúng, kết thúc quãng đời bi kịch của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kiến thông minh đến mức nào? Các nhà khoa học đổ 10 tấn xi măng vào tổ kiến, sau khi đào ra, họ phát hiện ra một “đế chế dưới lòng đất” sâu 8m
2 khúc gỗ tồn tại cách đây 500.000 năm được phát hiện, hé lộ điều 'không tưởng' về người tiền sử
Bộ tộc bí ẩn nhất Việt Nam, không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai, thần chú để chữa bệnh
Bí ẩn sức mạnh của Đường Tăng sau thành Phật: Vượt trên Tôn Ngộ Không và Quán Âm, chỉ dưới Như Lai
Phong tục kỳ lạ của bộ tộc kiểm tra ‘trinh tiết’ nam giới bằng cách đi tiểu
'Viên kim cương' trong thế giới gạo - loại gạo đắt nhất thế giới gần 3 triệu đồng/cân, chỉ người giàu mới dám ăn