Bí kíp làm đẹp của mỹ nhân Trung Hoa cổ đại khiến chuyên gia cũng phải ngạc nhiên
CLIP: Đàn chó hoang "ngậm đắng nuốt cay" khi đối đầu với cá sấu / Top những viên thiên thạch đắt nhất thế giới, nếu nhìn thấy phải nhặt ngay
Bất kỳ ai từng thưởng thức phim cổ trang Trung Quốc đều biết mỹ phẩm đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống của giới thượng lưu Trung Quốc thời xưa. Những hình ảnh miêu tả các nhân vật lịch sử huyền thoại như Dương Quý Phi, một trong “Tứ đại mỹ nhân” của Trung Quốc cổ đại, thường cho thấy họ được trang điểm rất cầu kỳ. Tuy nhiên, trang điểm cũng đóng vai trò thiết yếu trong văn hóa của con người hằng ngày
Theo SCMP đưa tin, một nghiên cứu của Trung Quốc được công bố vào giữa tháng 9 đã khám phá việc sử dụng mỹ phẩm của những người thuộc tầng lớp trung lưu đến thượng lưu trong thời nhà Đường (618-907).
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đối với những người có khả năng chi trả thì mỹ phẩm là một khía cạnh vô cùng quan trọng của cuộc sống hàng ngày. Phạm vi sản phẩm rất rộng, thành phần đa dạng và bối cảnh kinh tế xung quanh việc sản xuất chúng rất năng động.
Wu Meng, tác giả chính của nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm nghiên cứu quốc tế về khảo cổ học xã hội và môi trường tại Đại học Sơn Đông, cho biết:"Vì văn hóa của Trung Quốc nhất quán và có tính liên tục nên mỹ phẩm là biểu tượng vật chất của xã hội và văn hóa, do đó không có sự khác biệt giữa các loại mỹ phẩm thời nhà Đường và các loại mỹ phẩm chúng ta có ngày nay".
Mỹ phẩm có lịch sử lâu đời với các sản phẩm làm đẹp đầu tiên của Trung Quốc xuất hiện vào thời Xuân Thu (770-481 TCN). Điều này có nghĩa là vào thời nhà Đường, sản xuất mỹ phẩm đã trải qua một thiên niên kỷ phát triển và tinh tế.
Sự khác biệt lớn nhất là thành phần, vào thời nhà Đường, chỉ có thực vật, động vật, khoáng chất tự nhiên và một số chất vô cơ tổng hợp mới có thể được sử dụng làm nguyên liệu cho mỹ phẩm.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích các ngôi mộ của hàng ngàn người giàu không phải là giới tinh hoa được chôn cất trong một khu phức hợp ở Tây An, thủ đô của triều đại nhà Đường. Họ phát hiện ra rằng mỹ phẩm thời Đường được chế tác từ các vật liệu như bướm đêm, mỡ động vật, dầu thực vật và nhựa thông cùng nhiều loại khác.
Giống như ngày nay, mỡ động vật chủ yếu đóng vai trò là chất giữ ẩm cho da. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc đưa dầu thực vật vào các ngôi mộ trẻ hơn cho thấy sự tiến bộ trong các công thức mỹ phẩm, vì nó được thêm vào để cải thiện việc sử dụng chất dưỡng ẩm.
Mặc dù việc sử dụng mỡ động vật trong mỹ phẩm có vẻ lạ nhưng hiện nay nó vẫn phổ biến; trên thực tế, hầu hết các phương pháp điều trị collagen hiện đại đều có nguồn gốc từ động vật.
Tác giả Wu chia sẻ:“Da người tự động tiết ra chất béo để dưỡng ẩm, và khi chất béo của chúng ta không đủ thì chúng ta cần chất dưỡng ẩm. Chất béo động vật, về cơ bản có cùng thành phần hóa học với chất béo của con người là lựa chọn tốt nhất”.
Nghiên cứu cũng phát hiện ra mỹ phẩm làm từ khoáng chất như than chì. Các tác giả viết rằng "kết cấu mềm" của than chì có thể dễ dàng nghiền thành bột mịn, khiến nó trở thành lựa chọn ưa thích của người Trung Quốc cổ đại để làm đẹp lông mày.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy khoáng chất chu sa được trộn với keo động vật để làm son môi. Mặc dù các thành phần cổ xưa tự nhiên hơn nhiều so với mỹ phẩm tổng hợp hiện đại, nhưng chúng cũng không tốt cho sức khỏe. Nhờ khoa học hiện đại, chúng ta đã biết được tác hại của các nguyên tố kim loại nặng như chì, thủy ngân đối với cơ thể con người nên tiêu chuẩn sản xuất hạn chế nghiêm ngặt lượng kim loại nặng trong mỹ phẩm hiện đại.
Mỹ phẩm cũng cực kỳ quan trọng đối với văn hóa địa phương trong thời nhà Đường. Giống như ngày nay, nó trở thành nhu cầu thiết yếu hàng ngày của tầng lớp trung lưu và thượng lưu trong xã hội, tạo điều kiện cho một ngành công nghiệp phức tạp bao gồm thợ thủ công, thương nhân và người tiêu dùng.
Tuy nhiên, bà Wu cho biết ngành công nghiệp mỹ phẩm thời xưa vẫn nhỏ hơn nhiều so với ngành công nghiệp hiện đại.
Xét cho cùng, đó vẫn là một xã hội nông nghiệp và trình độ năng suất và công nghệ thấp hơn nhiều so với thời hiện đại. Một lưu ý thú vị là Trung Quốc có lịch sử lâu dài với mỹ phẩm dạng bột trắng, tuy nhiên các nhà nghiên cứu không tìm thấy mẫu nào về bột trắng trong hàng trăm hộp đựng mà họ phân tích.
Nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng những thường dân giàu có bắt đầu chấp nhận xu hướng trang điểm từ tầng lớp thống trị nhưng cũng đơn giản hóa phong cách trang điểm của họ. Điều đó có nghĩa là họ từ bỏ trang điểm màu trắng nhưng vẫn sử dụng các màu như son môi và phấn kẻ lông mày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này