Bị loài rắn độc nhất hành tinh cắn nhưng không đi viện, người đàn ông nguy kịch
Ly kỳ đàn rắn hổ mây "cả bầy chục kg" ở hòn đảo lớn nhất Việt Nam / 'Khiếp vía' khu rừng lúc nhúc các loài rắn độc trên đỉnh Pu Ta Leng
Trước đó, ông H bị rắn cạp nia cắn vào tay. Do không thấy đau nhiều, không có biểu hiện sưng tấy nên chủ quan, không đi bệnh viện ngay. |

Nam bệnh nhân thoát chết sau khi bị rắn cạp nia cắn.
Khi Khoa Cấp cứu tiếp nhận, người đàn ông 59 tuổi trong tình trạng tỉnh chậm, đồng tử hai bên giãn, chân tay lạnh, khó thở, sụp mi... Các bác sĩ đã tiến hành đặt nội khí quản, thở máy cho bệnh nhân. Đến sáng 3/9, bệnh nhân đã được rút ống nội khí quản, tỉnh táo.
BS Hà Đức Trịnh, Trưởng Khoa Cấp cứu khuyến cáo, người dân sau khi bị rắn cắn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được cấp cứu, điều trị kịp thời. Trên thực tế, do chủ quan, nhiều người đã tử vong do bị rắn độc cắn.
Rắn cạp nia là một loài rắn độc, thuộc họ rắn hổ, da vảy trơn bóng được sắp xếp thành các khoang đen trắng, sáng tối xen kẽ.
Thông thường, loài rắn này có chiều dài khoảng từ 1-1,5m, có con dài tới 2-2,5m. Chúng thường kiếm ăn về đêm, ban ngày thường rất hiền lành, nhưng ban đêm lại đặc biệt dữ tợn.
Do được xếp vào top những loài rắn độc nhất hành tinh, nên một cú cắn của rắn cạp nia sẽ đặc biệt nguy hiểm, nhanh chóng gây ra trụy hô hấp cho nạn nhân.
Theo các nhà khoa học, trước khi có thuốc điều trị rắn độc cắn thì tỉ lệ tử vong của những nạn nhân khi bị rắn cạp nia cắn lên tới 75%.
Nguyên nhân khiến nhiều người chết sau khi rắn cạp nia cắn vì hầu hết các vết cắn đều không sưng hay đau nhiều, khiến nạn nhân chủ quan, thậm chí không biết mình bị rắn cắn. Nhiều người biết, nhưng nghĩ là rắn không độc nên đi cấp cứu quá muộn, sau khi triệu chứng tê liệt thần kinh xảy ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'