Bí mật ẩn giấu trong thanh kiếm huyền thoại trên lá bài K cơ
Rất nhiều người từng cầm trên tay bộ bài tây nhưng không phải ai cũng biết đằng sau hình ảnh vị vua trong lá bài K cơ là nhân vật có thật - vua Charlemagne. Ông hoàng này nổi tiếng với thanh bảo kiếm Joyeuse có sức mạnh siêu nhiên.
Con người thực sự của Tào Tháo: Bí mật hậu thế chưa tỏ tường / Thái giám quyền lực nhất lịch sử Trung Quốc
Lá bài K cơ là một trong 52 lá bài của bộ bài tây. Đằng sau lá bài này là nhân vật có thật chứ không chỉ đơn thuần là những hình vẽ được in lên mặt những lá bài. Theo đó, hình ảnh vị vua trong quân bài K cơ chính là vua Charlemagne hay còn gọi Charles Đại đế (742 - 814).
Charles Đại đế là vua của người Frank, sau lên ngôi Hoàng đế La Mã. Trong 14 năm trị vì, Charles Đại đế đã tiến hành hơn 50 cuộc chinh phạt và làm bá chủ hơn 1/2 lãnh thổ châu Âu.
Trên quân K cơ, ông là vị vua duy nhất không có ria do người đục gỗ trên bảng khắc hình tượng của ông vô tình làm chiếc đục trượt qua môi khiến bộ ria của ông bị mất.
Lá bài K cơ còn gây chú ý với hình ảnh ông vua tự sát bằng cách đâm kiếm vào đầu. Điều này không đúng với những ghi chép về cuộc đời Charles Đại đế.
Ông hoàng này sống tới năm 71 tuổi và qua đời vì bệnh phổi chứ không phải tự sát. Chính vì vậy, một số người suy đoán hình ảnh vị vua cầm kiếm trên đã gây hiểu nhầm.
Thực chất, đây là hình ảnh Charles Đại đế vung kiếm chuẩn bị tấn công. Người đục gỗ đã không thể vẽ trọn vẹn lưỡi kiếm nên đã dẫn tới hiểu lầm là nhà vua tự sát.
Thanh kiếm mà nhà vua trên lá bài K cơ cầm trên tay được cho chính là bảo kiếm Joyeuse của Charles Đại đế. Phải mất 3 năm thì thợ rèn mới hoàn thành thanh kiếm Joyeuse. Nó được cho là sở hữu khả năng siêu nhiên.
Thanh kiếm Joyeuse được miêu tả là hoàn hảo, chói sáng hơn cả ánh Mặt Trời và có thể làm mù mắt kẻ địch trong trận chiến. Thậm chí, người ta còn truyền tai nhau rằng, thanh kiếm Joyeuse có khả năng thay đổi màu sắc tới 30 lần/ngày. Người sử dụng thanh kiếm sẽ không bị ngộ độc.
Kể từ khi có trong tay thanh bảo kiếm Joyeuse, Charles Đại đế đã chinh chiến nhiều nơi và góp phần không nhỏ vào việc giành được nhiều thắng lợi quan trọng.
Sau khi Charles Đại đế băng hà, thanh kiếm này được sử dụng trong lễ đăng quang của các vị vua nước Pháp. Hiện nó được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Louvre, Paris, Pháp.
Theo Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 'Đi lạc' vào ổ ong bắp cày, rắn hổ mang chúa nhận cái kết tan xương nát thịt
CLIP: Sư tử trổ tài săn 'kẻ bố đời' rồi nhận cái kết khó tin
Gia đình đặc biệt nhất Việt Nam có vợ và chồng đều là tướng nổi tiếng, trụ cột đất nước một thời
CLIP: Ỷ đông bắt nạt lửng mật, 3 con báo nhận ngay cái kết bẽ mặt
Việt Nam sở hữu loài cây hiếm có khó tìm nhất thế giới, nhiều người bản địa cũng chưa từng được thấy
Thanh bảo kiếm cõi âm mang 'lời nguyền chết chóc' của Hoàng đế Càn Long, mất 10 năm mới hoàn thành
Cột tin quảng cáo