Bí mật bên trong mộ cổ bị bỏ hoang của đại gia giàu nhất Thủ Dầu Một, nức tiếng cả xứ Nam Kỳ xưa
Vị thần y trứ danh bỗng bị gạch tên khỏi sách giáo khoa khiến người dân Trung Quốc hoang mang: Vì một phát hiện trong lăng mộ! / Khai quật mộ cổ 2.000 năm, giật mình thấy sinh vật sống bên trong bò ra
Trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương có một khu mộ cổ hoang phế có quy mô lớn, nổi tiếng bậc nhất tỉnh Bình Dương. Đó là khu mộ cổ của ông Trần Văn Lân, một thương nhân lừng danh, từng sở hữu nhiều trại cưa, dinh thự và tài sản khổng lồ ở vùng đất Thủ xưa (nay là tỉnh Bình Dương). Khu mộ cổ được xây dựng theo kiểu kiến trúc truyền thống của giới quý tộc xưa, được xây dựng rất công phu, với các công trình chính từ trước ra sau là cổng tam quan, khu mộ phần gồm ba ngôi mộ có tường bao quanh và khu nhà thờ. Tuy nhiên, khu mộ cổ đã bị lãng quên và hoang phế trong nhiều năm. Người dân sống trong vùng không ai biết khu mộ được hình thành khi nào, là nơi an nghỉ của ai. Chỉ biết đây là phần đất thuộc quyền quản lý của dòng họ Trần – dòng họ có truyền thống lâu đời ở Thủ Dầu Một.
Đây là khu mộ cổ có quy mô lớn nhất Bình Dương
Theo 1 số tư liệu, khu lăng mộ này thuộc về ông Trần Văn Lân. Theo đó, ông tổ của dòng họ Trần là ông Trần Công Tính sinh năm 1805 làm nghề đóng thuyền. Ông sinh được ba người con trai là Trần Văn Miên, Trần Văn Long và Trần Văn Lân. Lớn lên, những người anh em họ Trần tiếp tục nối nghiệp cha, trong đó ông Trần Văn Lân làm cả nghề buôn gỗ. Ông Lân từng có nhiều trại cưa nằm ven sông Sài Gòn cũng như ở vùng rừng núi thượng nguồn dòng sông này ở phía biên giới giáp với Campuchia. Ông là một trong những người giàu nhất tỉnh Thủ Dầu Một xưa, nức tiếng cả xứ Nam Kỳ.
Các con của ông Trần Văn Lân cũng rất thành đạt, trong đó có ông Trần Văn Hổ là một đốc phủ, ông Trần Công Vàng là một nha sĩ, bác sĩ và tiến sĩ Trần Văn Trai. Các con của ông đã xây dựng nhiều dinh thự và biệt thự sang trọng ở Bình Dương, trong đó có hai công trình được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia: căn nhà của ông Trần Văn Hổ ở số 18 đường Bạch Đằng và biệt thự của ông Trần Công Vàng ở số 8 đường Nguyễn Tri Phương.
Do thăng trầm của thời cuộc mà các hậu duệ họ Trần tứ tán khắp nơi, bỏ lại nhiều tài sản cùng khu mộ tổ ở Thủ Dầu Một. Khu lăng mộ hoành tráng một thời của ông Trần Văn Lân đã nằm trong tình trạng hoang phế nhiều thập niên, trở thành phế tích đổ nát. Dù không còn nguyên vẹn, những đường nét kiến trúc tinh xảo của công trình vẫn khiến hậu thế trầm trồ thán phục. Có dịp ghé thăm Thủ Dầu Một, nhiều du khách phương xa không bỏ lỡ dịp tìm đến khu cổ mộ này để cảm nhận thời vàng son của gia tộc lừng lẫy đất Thủ xưa...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'