Khám phá

Bí mật của chiếc cốc 1.700 năm tuổi có thể đổi màu linh hoạt

Các nhà khoa học đã phát hiện ra cổ vật có thể đã được sản xuất bằng công nghệ nano từ thời La mã cổ đại cách đây gần 1.700 năm.

Dấu tích không ngờ tới từ đế chế La Mã không khỏi bất ngờ / Giải mã vũ khí giúp đội quân La Mã cổ đại "bất khả chiến bại" trên chiến trường

Họ đã tìm thấy chiếc cốc được sản xuất từ khoảng năm 290 đến 325 như bằng chứng về công nghệ nano cách đây hàng ngàn năm.

Trong thời gian gần đây, công nghệ nano được xem là một thành tựu công nghiệp làm cho con người hiện đại điều khiển hình dáng, kích thước siêu nhỏ - gọi là nanoet (1nm = 10^-9m) trong thiết kế, phân tích, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị, hệ thống sản phẩm.

"Chiếc cốc Lycurgus" thủy tinh đổi màu.
"Chiếc cốc Lycurgus" thủy tinh đổi màu.

Tuy nhiên, không ai ngờ rằng công nghệ nano có thể đã ra đời cách đây gần 1.700 năm. "Chiếc cốc Lycurgus" được chế tác trong thời La Mã cổ đại đã cho thấy tay nghề cực cao của thợ thủ công La Mã.

"Chiếc cốc Lycurgus" bằng thủy tinh cao 15,8cm, được trang trí tinh xảo và cầu kỳ, điêu khắc bằng công nghệ từ thời cổ đại.

Bí mật của chiếc cốc 1.700 năm tuổi có thể đổi màu linh hoạt - Ảnh 1.

Bức tranh tren "Chiếc cốc Lycurgus" vốn màu xanh mờ đục.

Các chuyên gia cho rằng chiếc cốc được sản xuất từ khoảng năm 290 đến 325 cho thấy thợ thủ công cổ đại khéo léo thế nào.

 

Trên "Chiếc cốc Lycurgus" bé nhỏ vẽ cảnh tượng cái chết của vua Lycurgus ở Thrace. Bức tranh màu xanh mờ đục trên cốc khi gặp ánh sáng chiếu đằng sau sẽ biến thành màu đỏ mờ đục.

Bí mật của chiếc cốc 1.700 năm tuổi có thể đổi màu linh hoạt - Ảnh 2.

Khi ánh sáng chiếu vào nó đổi thành màu đỏ mờ đục.

Hiệu ứng đổi màu có được nhờ thợ thủ công biết dát những phân tử vàng và bạc nhỏ xíu vào thủy tinh. Các nhà nghiên cứu Anh đã kiểm định những mảnh cốc bằng kính hiển vi và họ thấy rằng đường kính của mỗi phân tử kim loại nhỏ 50 nanometer, nghĩa là tương đương 1/1.000 hạt muối.

Công nghệ nano hiện đại cũng khó đạt được kích thước này, dường như công nghệ cổ đại tiến bộ vượt thời gian, điều này thực sự khiến các học giả đau đầu tìm câu trả lời thích đáng.

Hơn nữa, các chuyên gia cũng sửng sốt bởi tỷ lệ pha trộn kim loại quý chính xác trong thành phần chiếc cốc do người La Mã cổ đại sản xuất.

 

"Chiếc cốc Lycurgus" được trưng bày trong Bảo tàng Anh từ năm 1958. Khi ánh sáng chiếu vào, các electron rung động theo hạt kim loại làm chiếc cốc đổi màu tùy theo vị trí mắt người quan sát.

Có lẽ công nghệ nano cổ đại có thật. Ông Gang Logan Liu – kỹ sư trường ĐH Illinois (Mỹ) cho biết: "Người La Mã có thể đã biết chế tác tác phẩm nghệ thuật đẹp bằng công nghệ nano. Theo chúng tôi, đây là ứng dụng khoa học tuyệt diệu".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm