Bí mật "đệ nhất bảo vật" Trung Quốc: Tồn tại ngàn năm rồi biến mất kỳ lạ, sử gia điên đầu
Clip: Tam giác Quỷ Bermuda và những vụ mất tích bí ẩn nhất thế giới / Cá Koi liên tục mất tích bí ẩn, phát hiện "quái vật" lạ lùng...
Người Trung Quốc có câu thành ngữ cổ "Thiên Hạ Vấn Đỉnh, Đỉnh Định Trung Nguyên" (tạm dịch là người trong thiên hạ đi tìm những chiếc đỉnh để có thể thâu tóm giang sơn). Chữ "Đỉnh" ở đây là một danh từ không hề đơn giản. Nó chính là những cổ vật Cửu Đỉnh nổi tiếng.
Cửu Đỉnh.
Vậy Cửu Đỉnh là gì, có từ bao giờ và tại sao nó quan trọng?
Cửu Đỉnh gồm chín chiếc đỉnh (còn gọi là chiếc vạc) bằng đồng. Theo truyền thuyết, Hạ Vũ là vua đầu tiên của nhà Hạ, cũng là triều đại được cho là đầu tiên xuất hiện trên lãnh thổ Trung Quốc hiện nay là người cho đúc những chiếc đỉnh này.
Ông còn có danh xưng khác là Đại Vũ hay Hạ hầu thị. Là người nổi tiếng với việc trị thủy, ông đã phái người lên các vùng núi và đến các khu vực sông ở vùng Trung nguyên, nơi là xuất phát điểm của văn minh Trung Hoa, phân trung nguyên thành chín châu.
Và sai thợ đúc chín chiếc đỉnh tượng trưng chín châu, nhưng tất cả những chiếc đỉnh này đều đặt ở kinh đô nhà Hạ khi ấy.
Theo sách Kính Thư thì chín châu đó là: Ký Châu, Duyệt Châu, Thanh Châu, Từ Châu, Dương Châu, Kinh Châu, Dự Châu, Nhiễm Châu, Ung Châu. Đây là các vùng lãnh thổ ban đầu ở Trung Nguyên. Trên mỗi chiếc đỉnh đồng đều khắc tên một châu.
Chín vùng châu quận theo địa giới hành chính Trung Hoa cổ đại (Ảnh: kknews.cc)
Triều nhà Hạ được các sử gia coi là triều đại phong kiến đầu tiên của Trung Quốc. Cửu Đỉnh thể hiện cho khát vọng thống nhất, quyền lực tối cao của nền văn minh Hoa Hạ. Có thể coi là biểu tượng chính thống về cội nguồn của người Hoa.
Chín châu quận theo cách nhìn tái tạo (Ảnh: Wikipedia)
Sau này khi nhà Hạ suy, nhà Thương được thành lập thì Cửu Đỉnh được đưa về kinh đô nhà Thương. Rồi đến khi Chu Vũ Vương sáng lập nhà Chu, Cửu Đỉnh cũng được đưa về kinh đô Cảo của vương triều này.
Dù tiếp đến, nhà Chu có dời đô tới nơi khác thì "báu vật" này cũng sẽ được hộ tống theo. Cửu Đỉnh tồn tại êm ấm hàng ngàn trăm qua các triều đại nhưng đến khi Tần Chiêu Tương Vương (cụ nội Tần Thủy Hoàng) diệt nhà Chu trong thời kỳ chiến quốc thì biến cố xảy đến với Chín chiếc đỉnh đồng này.
Cụ thể, Tần Chiêu Tương Vương sai người là Doanh Cừ đi mang Cửu Đỉnh về kinh đô Hàm Dương của nước Tần. Khi đi qua sông Tứ Thủy thì một chiếc đỉnh bị rơi xuống sông, quân Tần không tài nào vớt được. Vậy nên, khi về đến Hàm Dương thì chỉ còn tám chiếc.
Mô phỏng chín chiếc đỉnh đồng cổ đại trong một bảo tàng, dòng chữ "Trung Hoa đệ nhất Đỉnh" ở phía dưới (Ảnh: sohu.com)
Anh trai của cụ tổ Tần Thủy Hoàng chết vì dám mạo phạm Cửu Đỉnh
Thời nhà Chu bắt đầu suy vong, các nước chư hầu tuy vẫn coi việc thần phục Chu thiên tử là bắt buộc nhưng đã xưng vương ở lãnh địa của mình. Sử sách gọi là thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Tần Vũ Vương (cha Tần Chiêu Tương Vương và là cụ tổ Tần Thủy Hoàng) khi làm vua nước Tần đã chiêu mộ nhiều dũng sĩ khỏe mạnh như Ô Hoạch, Nhâm Bỉ, Mạnh Thuyết,...
Ông cũng đem quân tấn công nước Hàn, uy hiếp Chu Thiên tử. Khi thân chinh đến kinh đô nhà Chu. Tần Vũ Vương đã nhắc Chu Thiên tử khi ấy là Chu Noãn Vương rằng các nước chư hầu không quên "báu vật" Cửu Đỉnh, tượng trưng cho cội nguồn dân tộc và quyền uy thống nhất mà vua Chu vẫn đang giữ, đồng thời yêu cầu được đi xem Cửu Đỉnh.
Mình họa Cửu Đỉnh, mỗi đỉnh là tên một châu (Ảnh: sohu.com)
Khi đến xem, Tần Vũ Vương đòi mang một chiếc đỉnh có chữ "Ung" (tượng trưng Ung châu) về nước Tần và sai lực sĩ Mạnh Thuyết cùng mình đến nhấc. Nhưng đỉnh trọng lượng lớn, rơi xuống chân làm ông ta bị gãy xương bánh chè.
Kết quả, vết thương của Tần Vũ Vương quá nặng, khi về nước thì qua đời ở tuổi 23 do các biến chứng. Điều này cũng dễ hiểu bởi y học thời đó không thể chữa được loại thương tật này.
Các lực sĩ mà ông chiêu mộ cũng lần lượt bị giết chết vì nhiều lý do khác nhau. Người đời tương truyền rằng đây là cái giá phải trả vì mạo phạm "thánh vật".
Từ phải qua trái: Tượng hình chữ Đỉnh trong tiếng Trung từ cổ đại tới ngày nay (Ảnh: Sohu.com)
Hình dáng Cửu Đỉnh đã xuất hiện từ rất lâu
Theo các nguồn sử liệu, hình dáng của Cửu Đỉnh bắt nguồn từ một khu vực văn hóa thuộc Hà Nam ngày này và đã có lịch sử 8000 năm (tức đã xuất hiện từ gần 6000 năm trước công nguyên). Những vật dụng mang hình dáng như Cửu Đỉnh có tác dụng để nấu thực phẩm chủ yếu là thịt thú rừng và rượu, ngoài ra cũng dùng để đựng nước mưa.
Chúng dần trở thành vật dụng thiết yếu cho các bữa tiệc, lễ tế thần. Sau này, khi người ta chế tạo ra được những vật dụng khác thay thế để phục vụ nhu cầu thiết yếu kể trên thì những vật mang hình dáng Cửu Đỉnh được "nghi lễ hóa".
Chúng xuất hiện trang nghiêm trong các lễ hội, lễ tế, thờ cúng. Công đoạn chế tác cũng phức tạp hơn, không chỉ đơn giản trông như "vại đựng đồ" mà còn được điêu khắc hoa văn tỉ mỉ và phức tạp, được đúc với nhiều kích thước và thậm chí được phân biệt đẳng cấp.
Một chiếc Đỉnh cổ của Trung Quốc ( Ảnh: Sohu.com)
Nhà khảo cổ người Mỹ gốc Hoa Trương Quang Trí (1931-2001), ông là giảng viên Đại học Havard và là cựu Phó chủ tịch Viện Hàn Lâm khoa học Đài Loan cho rằng phần chân của những chiếc đỉnh đồng được đúc mô tả lại các loài vật tùy theo quan niệm của người xưa về các vị thần thánh trong lễ tế, họ có thể đúc hình thú dữ, chim muông hay rồng...
Đến thời Tây Chu, còn có hệ thống phân biệt các loại đỉnh. Theo sách Xuân Thu Công Dương Truyện thì cụ thể quy tắc như sau: "Thiên Tử Cửu Đỉnh, Chư Hầu Thất Đỉnh, Khanh Đại Phu Ngũ Đỉnh, Nguyên Sĩ Tam Dã Đỉnh.." Sau này, quy tắc không còn nhưng niềm tin vào giá trị quyền lực đối với nó vẫn được nhiều người coi trọng.
Đỉnh (vạc) bằng đồng giờ là một nét văn hóa trong thờ cúng của người Trung Hoa (Ảnh: Qulishi.com)
Đến nay, Cửu Đỉnh do Hạ Vũ đúc trải qua hàng ngàn năm biến cố lịch sử cùng nhiều triều đại đã bị thất lạc mà đến nay không ai rõ chúng nằm ở đâu.
Nhưng người Trung Quốc vẫn coi đó như đệ nhất cổ vật, tượng trưng cho nguồn cội dân dộc, niềm tự hào văn minh và sự thống nhất các sắc dân trên lãnh thổ Trung Hoa. Nếu một ngày có thể tìm được thì Cửu Đỉnh sẽ là tài sản văn hóa vô giá của quốc gia này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này