Khám phá

Bí mật động trời chốn thâm cung: Vương phi có thai với thái giám

Thạc phi là ái phi của Thuận Trị, do không chịu nổi cô đơn lạnh lẽo chốn thâm khuê nên đã thông dâm với thái giám và có mang.

Sự thật bẽ bàng cái chết của đại mỹ nhân Dương Quý Phi / Cực sốc nỗi bất hạnh ám ảnh cả đời Dương Quý Phi

Ái Tân Giác La - Phúc Lâm, sinh giờ Tuất, ngày 30.01.1638 tại cung Vĩnh Phúc, tức năm thứ 3 Sùng Đức. Tháng 8, năm thứ 8 Sùng Đức (tức năm 1644) Hoàng đế Thái Tông đột ngột băng hà, Phúc Lâm được thúc phụ là Nhiếp Chính Vương Đa Nhĩ Cổn phụ tá đăng cơ, đổi thành Thuận Trị, đồng thời tháng 9 nguyên niên Thuận Trị (tức năm 1644) rời đô từ Thẩm Dương đến Bắc Kinh, và trở thành hoàng đế đầu tiên của triều Thanh. Hoàng đế Thuận Trị tại vị từ năm 1643 đến 1661, hưởng thọ 24 tuổi. Tuy tuổi thọ không cao song những chuyện kì quặc liên quan đến ông ta rất nhiều. Trong đó có cả câu chuyện quý phi của ông thông dâm với thái giám và có mang.

Ái Tân Giác La - Phúc Lâm, sinh giờ Tuất, ngày 30/1/1638 tại cung Vĩnh Phúc, tức năm thứ 3 Sùng Đức. Tháng 8, năm thứ 8 Sùng Đức (tức năm 1644) Hoàng đế Thái Tông đột ngột băng hà, Phúc Lâm được thúc phụ là Nhiếp Chính Vương Đa Nhĩ Cổn phụ tá đăng cơ, đổi thành Thuận Trị, đồng thời tháng 9 nguyên niên Thuận Trị (tức năm 1644) rời đô từ Thẩm Dương đến Bắc Kinh, và trở thành hoàng đế đầu tiên của triều Thanh. Hoàng đế Thuận Trị tại vị từ năm 1643 đến 1661, hưởng thọ 24 tuổi. Tuy tuổi thọ không cao song những chuyện kì quặc liên quan đến ông ta rất nhiều. Trong đó có cả câu chuyện quý phi của ông thông dâm với thái giám và có mang.

bi mat dong troi chon tham cung: vuong phi co thai voi thai giam hinh anh 2

Thuận Trị có một ái phi tên Thạc quý phi, tuổi xuân mơn mởn, dung mạo tuyệt trần. Nhưng Thuận Trị không biết thương hoa tiếc ngọc, có khi vài tháng không sủng hạnh một lần.

bi mat dong troi chon tham cung: vuong phi co thai voi thai giam hinh anh 3

Thái giám vốn là Yêm nhân (hoạn quan) bị tịnh thân không có bộ phận sinh dục nên khó mà có thể có sự kích thích giới tính. Nhưng trong cung Nhân Hòa có một thái giám tên Vương Nhân không những không bị tịnh thân mà vẫn là một đàn ông đầy đủ khả năng sinh lý, vẫn có thể khiến phụ nữ mang bầu.

 

bi mat dong troi chon tham cung: vuong phi co thai voi thai giam hinh anh 4

Một hôm, Thạc quý phi mày chau ủ dột, tâm trạng buồn chán bèn kêu cung nữ đấm lưng, bóp chân. Khi cung nữ có việc phải ra ngoài nàng bèn gọi thái giám Vương Nhân đến thay. Vương nhân trắng trẻo thư sinh, về tướng mạo có thể nói là một anh tài.

bi mat dong troi chon tham cung: vuong phi co thai voi thai giam hinh anh 5

Hai người lâu dần nảy sinh tình cảm, ba tháng sau, Thạc quý phi có mang. Nàng cho Vương Nhân xuất cung âm thầm mua thuốc phá thai. Sau khi uống thuốc, đau đớn lăn lộn, bọn cung nữ sợ quá vội đi bẩm tấu với Hoàng thượng. Thuận Trị đích thân giá đáo cung Hòa An lệnh cho Thái y bắt mạch khám xét cẩn thận. Thái ý lắp ba lắp bắp nhưng cũng có câu rõ nhất: "Quý phi không có bệnh gì, ngọc thể suy nhược do sảy thai”.

bi mat dong troi chon tham cung: vuong phi co thai voi thai giam hinh anh 6

Thật nực cười đã mấy tháng, thậm chí cả năm không được sủng hạnh sao lại có mang mà sảy thai. Thuận Trị nổi trận lôi đình, hai ngày sau nàng Thạc quý phi treo cổ chết, Thái giám Vương Nhân cũng chết bất đắc kì tử. Một câu hỏi đặt ra “Vì sao Thạc quý phi không yên phận làm một quý phi đường đường chính chính mà lại đi tư thông dâm tình với một thái giám thân phận thấp hèn?”.

 

bi mat dong troi chon tham cung: vuong phi co thai voi thai giam hinh anh 7

Tháng 5/1654, năm thứ 11 Thuận Trị, Hoàng thượng chìm đắm trong men tình của nàng Đổng Phi. Đổng Phi còn gọi là Đổng Ngạc phi, là nữ nội đại thần ngạc thạc. Thuận Trị tiếp xúc nhiều với Đổng thị lâu dần nảy sinh tình cảm. Tháng 8/1656 tức năm thứ 13 Thuận Trị, ông ta lập nàng làm Hiền phi, đầu tháng 12 sắc phong làm Hoàng quý phi và ban ân chiếu đại xá thiên hạ.

bi mat dong troi chon tham cung: vuong phi co thai voi thai giam hinh anh 8

Địa vị của Hoàng Quý phi trong hậu cung chỉ xếp sau Hoàng hậu, sắc phong Hoàng quý phi cũng đại xá thiên hạ là việc xưa nay hiếm. Năm thứ 8 và năm thứ 11 Thuận Trị có đến 2 lần sắc phong trong Hoàng cung mà đại xá thiên hạ, thì không khó nhận thấy Hoàng quý phi Đổng Ngạc đã chiếm vị trị độc tôn trong trái tim Hoàng đế Thuận Trị.

bi mat dong troi chon tham cung: vuong phi co thai voi thai giam hinh anh 9

Tại sao Đổng Ngạc thị lại có sức hấp dẫn mãnh liệt với Hoàng đế Thuận Trị như vậy? Trong con mắt của ông hoàng này, nàng là người giản dị, không màng kim ngọc, thông “tứ thư” và “kinh dịch”, lãnh ngộ được giáo lý thiền học, tinh thông thư pháp nên rất tâm đầu ý hợp với Hoàng thượng, hai người có thể nói với nhau chả bao giờ hết chuyện.

 

bi mat dong troi chon tham cung: vuong phi co thai voi thai giam hinh anh 10

Nhưng chính tình yêu của Thuận Trị đã trở thành gánh nặng cho nàng. Nàng cảm thấy vô cùng mêt mỏi với cuộc sống chốn thâm cung. Lao lực quá độ đã khiến nàng từ giã cõi đời vào 23/9/1966 tức tháng 8 năm thứ 17 Thuận Trị. Đổng phi mất đi, đó là cú sốc vô cùng to lớn với Thuận Trị. Cơ thể ông ta ốm yếu suy kiệt, không thể khống chế nổi tình cảm của mình, lúc nào cũng chỉ muốn tìm đến cái chết, chẳng màng chuyện gì. Ngày đêm luôn có người canh giữ không để ông ta tự sát.

bi mat dong troi chon tham cung: vuong phi co thai voi thai giam hinh anh 11

Để truy phong cho Đổng Ngạc thị là Hoàng hậu, Thuận Trị đã dọa chết để ép Hiếu Trang Hoàng thái hậu. Theo truyền thống chỉ có phi tần có con trai kế tục hoàng vị sau này mới được phong làm Hoàng hậu. Nhưng tránh không để Thuận Trị mất trí làm chuyện dại dột, Hoàng thái hậu đành phải đồng ý truy phong cho Đổng Ngạc thị làm Hoàng hậu.

bi mat dong troi chon tham cung: vuong phi co thai voi thai giam hinh anh 12

Tang lễ của Đổng Ngạc thị cũng được tổ chức khác thường. Thuận Trị lệnh tuẫn táng 30 cung nữ và thái giám. Linh cữu của nàng do quan bát kì nhị, tam phẩm thay nhau khênh đến điện Thọ Xuân Cảnh Sơn, trong điện lập linh đường do hòa thượng làm đạo tràng. Phúc Lâm còn hạ lệnh “toàn thiên hạ phải mặc phục tang, quan sử một tháng, bách tính lê dân ba tháng”. Theo quy định của triều Thanh, chỉ có Hoàng Thượng và Thái hậu băng hà thì văn võ bá quan phải dùng bút mực xanh để phê đáp tấu sự trong vòng 27 ngày, Hoàng Hậu chết không có quy định này, vậy mà Đổng Ngạc thị được Phúc Lâm phá lệ cho để tang trong hơn 4 tháng thì quả là hành động “nổi loạn”.

 

bi mat dong troi chon tham cung: vuong phi co thai voi thai giam hinh anh 13

Sau tang lễ của Đổng Hoàng hậu, Thuận Trị lại muốn xuất gia mặc cho văn võ bá quan can gián. Khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10, Phúc Lâm quyết định xuất gia. Khi biết Hoàng thượng xuống tóc, Ngọc Lâm Quốc sư đã khuyên giải. Thuận Trị nghe xong thì tỉnh ngộ không xuất gia nữa. Nhưng từ đó ông ta không còn màng đến chuyện nhân gian, tự nhiên không tha thiết gì đến phi tử, mấy tháng có khi cả năm không lâm hạnh nàng nào là chuyện hết sức bình thường. Vậy nên, dẫu tuổi xuân mơn mởn, nhan sắc như hoa như ngọc, Thạc quý phi vẫn bị hoàng đế ghẻ lạnh, tới nỗi không chịu nổi sự cô đơn lãnh lẽo chốn thâm khuê nên mà liều lĩnh “vượt rào”, tư tình với thái giám. Âu cũng là chuyện khó tránh khỏi.

Theo Tuyết Mai/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm