Bí mật động trời về loài sư tử 'ăn thịt người Tsavo' ở thế kỷ 19
CLIP: Màn leo cây săn khỉ siêu đẳng của sư tử khiến nhiều người choáng ngợp / CLIP: Hai sư tử cái hạ gục bầy trâu rừng đầy ngoạn mục
Hai con sư tử đực ở thế kỷ 19 trở nên khét tiếng sau khi khủng bố và ăn thịt những người đang xây dựng một cây cầu đường sắt bắc qua sông Tsavo ở Kenya vào năm 1898. Đến thời điểm hiện tại, một phân tích di truyền về những sợi lông mắc kẹt bên trong hốc răng bị gãy của chúng mới được tiết lộ.
Được biết, những con sư tử này khiến ít nhất 28 người thiệt mạng, bao gồm người làm việc trên tuyến đường sắt Kenya-Uganda. Ngay sau đó, Trung tá John Henry Patterson đã bắn chết những con sư tử khổng lồ này và lấy hài cốt của chúng mang đi bán cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field của Chicago vào năm 1925.
Thomas Gnoske, người quản lý bộ sưu tập tại bảo tàng phát hiện hàng nghìn sợi tóc mắc kẹt trong răng sư tử khi ông kiểm tra hộp sọ của chúng vào những năm 1990. Đến thời điểm hiện tại, ông Gnoske và đồng nghiệp tại Bảo tàng Field, Đại học Illinois Urbana-Champaign đã có thể phân lập những sợi lông riêng lẻ và cụm lông được nén chặt trong hốc răng cũng như trích xuất DNA từ chúng để xác định loài động vật mà chúng thuộc về.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này có thể tiết lộ mối liên hệ giữa động vật săn mồi còn sống và con mồi của chúng trong mẫu vật có niên đại hàng trăm nghìn năm trước.
Ông Alida de Flamingh, nghiên cứu viên sau tiến sĩ tại Đại học Illinois Urbana-Champaign nhấn mạnh: “Mục đích lớn nhất của nghiên cứu này là tạo ra phương pháp trích xuất và phân tích DNA từ những sợi lông đơn lẻ của con mồi được tìm thấy trong răng của loài sư tử ăn thịt người. Đồng thời, phân tích của chúng tôi cho thấy loài sư tử Tsavo rất thích săn hươu cao cổ, người, linh dương sừng kiếm, linh dương nước, linh dương đầu bò và ngựa vằn. Chúng tôi hy vọng các nhà nghiên cứu khác sẽ áp dụng nó để nghiên cứu DNA con mồi từ hộp sọ và răng của loài động vật khác”.
Trong khi đó, ông Gnoske phát hiện ra cả hai con sư tử đều là con đực trưởng thành, dù cả hai đều không có bờm đặc trưng của con đực trưởng thành. Tình trạng thiếu bờm ở sư tử đực trưởng thành rất phổ biến và xảy ra tùy thuộc vào môi trường, khí hậu nơi chúng sinh sống.
Gnoske và Julian Kerbis Peterhans, một giám tuyển tại Bảo tàng Field cũng lần đầu tiên báo cáo về tình trạng hư hỏng của răng sư tử vào năm 2001, đóng vai trò quan trọng trong việc lý giải vì sao loài vật này chuyển hướng tập trung tấn công và ăn thịt người.
Đối với nghiên cứu mới, Gnoske và Kerbis Peterhans cẩn thận loại bỏ một số sợi lông. Nhóm nghiên cứu tập trung vào bốn sợi lông nhỏ riêng lẻ và ba cụm lông, tất cả đều có tuổi đời hơn 100 năm. Phân tích trong tương lai về các lớp lông sẽ giúp nhóm nghiên cứu tái tạo lại một phần dòng thời gian về chế độ ăn của sư tử và xác định thời điểm chúng bắt đầu săn người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ