Bí mật mà thái giám, cung nữ Trung Hoa không dám nói: Sự xa xỉ trong mỗi bữa ăn hoàng gia và cơ hội kinh doanh ẩn sau các món ăn thừa
Phát hiện cách nói chuyện bí mật của các vi khuẩn / CLIP: Báo leo cây cao, phá tổ chén thịt chim cú
Cuộc sống đằng sau bức tường hoàng cung chứa rất nhiều bí mật mà thường không thể biết, còn các thái giám và cung nữ lại không dám hé môi nửa lời. Một trong những bí mật đó liên quan đến những bữa ăn của Hoàng đế.
Vì là Hoàng đế nên chắc chắn bữa ăn của ông sẽ không bình thường, các món ăn được chế biến từ nguyên liệu thượng hạng đắt tiền, thậm chí là cống phẩm quý báu từ khắp các vùng miền Trung Hoa và các nước khác.
Do vậy, một bữa ăn của Hoàng đế có thể bằng với chi phí sinh hoạt của dân thường trong 1 năm.
Chẳng hạn như món trứng gà đơn giản, mỗi quả trứng mà Hoàng đế đã ăn có giá trị đến 30 lượng bạc, tương đương gần 5100 NDT ở hiện tại (khoảng 18 triệu VND). Có thể bạn nghĩ thông tin này không chuẩn xác, nhưng trên thực tế số liệu này hoàn toàn đúng. Dựa theo ghi chép trong "Thanh sử cảo", 1 quả trứng có giá trị hơn 5000 NDT, và đây chính là tiêu chuẩn của các món ăn trong hoàng gia.
Theo ghi chép, các Hoàng đế nhà Thanh rất thích "một khẩu phần ăn hoàn chỉnh", nghĩa là các món phải đầy đủ kiểu chế biến. Chẳng hạn như trong một bức ảnh "thực đơn" được lưu truyền từ năm Càn Long thứ 12 đến hiện tại, bữa tối có đến 15 món ăn. Nhưng làm sao một mình Hoàng đế lại có thể ăn nhiều món đến vậy?
Tất nhiên là Hoàng đế sẽ không ăn hết. Nhưng đây là phần lệ đã được quy định, bất kể Hoàng đế có ăn hết hay không thì các bữa ăn hàng ngày đều phải phục vụ theo quy định.
Thông thường, mỗi khi Hoàng đế không ăn hết hoặc không đụng đũa một món ăn nào đó, ông sẽ ban thưởng chúng cho phi tần, hoàng tử hoặc các quan đại thần. Nguyên do là vì không muốn lãng phí. Mặt khác, đây có thể xem là sự ban thưởng của Hoàng đế.
Trong một xã hội phong kiến mà quyền lực của Hoàng đế là tối cao, các quan viên sẽ cảm thấy vô cùng vinh dự nếu họ có thể nhận được một món ăn từ Hoàng đế.
Nhưng, các món ăn dù có được lần lượt phân phát thì cũng còn dư thừa rất nhiều mỗi ngày. Theo quy định, chúng sẽ được xử lý như rác thải. Chính lúc này, một số thái giám và cung nữ đã nhìn ra "cơ hội kinh doanh" hiếm có. Theo ghi chép của một vài tài liệu dã sử, thái giám và cung nữ sẽ không vứt những món ăn dư thừa của Hoàng đế mà bí mật phân loại, sau đó gói lại bằng giấy dầu hoặc lá sen.
Những món ăn mà Hoàng đế chưa đụng đũa vào sẽ được bán cho các tửu lâu lớn ở bên ngoài hoàng cung. Những món mà Hoàng đế ăn thừa sẽ được bán cho những nơi kém cao cấp hơn.
Các tửu lâu sẽ không trực tiếp treo biển giới thiệu các món này mà chỉ giới thiệu gián tiếp như: Các món ăn được nấu bởi đầu bếp hoàng gia đã nghỉ hưu, các món ăn bí ẩn được tổ tiên truyền lại,... Với những thực khách sành ăn, họ chắc chắn biết rõ nguồn gốc của những món ăn này, họ chấp nhận mua để trải nghiệm hương vị các món ăn ngự thiện của Hoàng đế.
Chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ chỉ là câu chuyện không có thật, được dựng lên vì mục đích vui vẻ, thái giám và cung nữ đều sống trong cung quanh năm suốt tháng thì làm sao mang những món ăn thừa ra khỏi cung?
Nhưng, theo sử sách, ngoại trừ thái giám và cung nữ đang làm nhiệm vụ trong cung thì số còn lại về cơ bản đều sống ở những địa điểm cụ thể bên ngoài cung. Nếu không như vậy thì hoàng cung chỉ có vài nghìn gian phòng, làm sao có thể chứa hàng vạn thái giám, cung nữ.
Họ có thể lợi dụng thời điểm hết nhiệm vụ, mang chúng xuất cung. Khi gặp thị vệ gác cổng thì họ cũng dễ dàng đi qua, bởi nếu không phải là ăn cắp những vật có giá trị lớn thì những thứ lặt vặt như thức ăn thừa, thị vệ có thể mắt nhắm mắt mở cho qua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách