Bí mật những cuộc tình đồng tính của bậc đế vương
Và điều đặc biệt là những vị hoàng đế này có biết bao cung tần tấp nập xung quanh mình nhưng vẫn vướng vào những cuộc tình đồng tính gây xôn xao dư luận.
Tình yêu của vua nước Vệ với hai chàng trai tuấn tú
Nhắc đến tình yêu đồng tính của các bậc hoàng đế thì mối tình của Vệ Linh Công là một trong những mối tình nổi tiếng nhất Trung Hoa cổ đại.
Thời Xuân Thu, vua nước Vệ là Vệ Linh Công đã đem lòng sủng ái một người đàn ông tên Di Tử Hà. Di Tử Hà sở hữu vẻ đẹp khôi ngô tuấn tú, thông minh, ông là họ hàng thân thích của Tử Lộ - một học trògiỏi của Khổng Tử.
Sử sách kể lại một số dẫn chứng về tình cảm mà Vệ Linh Công đã dành cho Di Tử Hà. Một ngày, Di Tử Hà vô cùng lo lắng khi nhận được tin mẹ lâm trọng bệnh. Ông vội vã lấy xe của Vệ Linh Công về thăm mẹ.
Theo luật lệ lúc bấy giờ, nếu lấy trộm xe của vua phải chịu hình phạt chặtchân. Nhưng trái lại, khi Vệ Linh Công biết rõ sự tình, vua không những không giận mà còn lớn tiếng ca ngợi chàng là người hiếu thuận, vì mẹ sẵn sàng chịu nguy hiểm.
Một dẫn chứng khác đó là lần Di Tử Hà theo Vệ Linh Công đi tản bộ trong vườn hoa. Khi thấy một quả đào trên cây đã chín, ông liền hái xuống ăn ngon lành ngay trước mặt vua. Sau đó, Di Tử Hà mới đưa trái đào đã cắn dở cho vua ăn. Vệ Linh Công vừa thưởng thức đào vừa khen người tình: “Khó mà có được tấm lòng trung như ái khanh”.
Chỉ một sự việc nhỏ trên nhưng sau đó rất lâu, hễ gặp ai Vệ Linh Công đều khoe rằng Di Tử Hà rất yêu quý mình, một quả đào ngon cũng chia cho vua ăn cùng.
Nhưng rồi thời gian qua đi, Vệ Linh Công sinh ra chán ghét đối với Di Tử Hà. Sau đó, vị vua nước Vệ này lại sủng ái một người đàn ông khác là đại phu Công Tử Triều. Cũng vì dung mạo khôi ngô xuất chúng mà Công Tử Triều được vua Vệ Linh Công sủng hạnh, tự do ra vào cung cấm, gây không ít lời bàn tán trong cung.
Tuy nhiên, Công Tử Triều không dành tình yêu duy nhất cho vua mà còn đem lòng yêu một người con gái trong hậu cung. Trớ trêu thay đó lại là vương hậu Nam Tử của Vệ Linh Công.
Suốt một thời gian dài, Công Tử Triều và nàng Nam Tử tư thông với nhau gây động loạn cả cung cấm. Dẫu vậy, sau khi dẹp loạn, hai người kia thì đã trốn sang nước Tấn nhưng vua nước Vệ vẫn còn yêu mến Công Tử Triều. Ông mượn cớ là mẫu hậu tưởng nhớ nàng con dâu Nam Tử gọi Công Tử Triều về nước.
“Đại đế” cũng thích đàn ông
Nhắc tới hoàng đế Càn Long, người ta thường mệnh danh ông là “đại đế” - vị vua nổi tiếng nhất thời Mãn Thanh (triều đại cuối cùng của Trung Hoa). Trong hơn 60 năm trị vì, vị vua này sở hữu vô số mỹ nhân từ hoàng hậu, phi tần, quý nhân song ông cũng vướng phải tình yêu đồng tính với đại thần Hòa Thân.
Câu chuyện bắt đầu từ thời Ung Chính hoàng đế. Ung Chính có một phi tử, dung mạo vô cùng kiều diễm. Khi Càn Long 15 tuổi, vào cung lo việc, được ở bên cạnh bà phi này. Nhìn phi tử chải đầu, Càn Long không cầm được lòng bèn bịt mắt từ phía sau để trêu đùa.
Phi tử không biết đó là thái tử nên đã vung lược ra sau, đập trúng vào mặt của Càn Long. Khi thái hậu thấy trên mặt Càn Long có một vết tấy đỏ và nghe được sự thật đã nghingờ phi tử định đùa bỡn với thái tử, lập tức ban cái chết cho phi tử.
Thấy vậy, Càn Long khóc lớn, lấy một ngón tay nhuộm đỏ bôi vào cổ phi tử nói: “Là do ta hại chết nàng, nếu như linh hồn nàng linh thiêng, hai mươi năm sau chúng ta sẽ gặp lại nhau”.
Dưới triều đại do Càn Long trị vì, Hòa Thân xuất thân từ một trường đào tạo quan chức của Mãn Thanh được vào cung giữ chức Loan Nghi Vệ, công việc là khiêng kiệu.
Một hôm, Càn Long muốn ra ngoài. Trong lúc vội vã tìm không thấy cái lọng vàng, Càn Long mới hỏi: “Đây là lỗi của ai”. Hòa Thân vội vã nói: “Người giữ điển lễ không thể tránh khỏi trách nhiệm”. Nghe giọng nói và nhìn Hòa Thân, Càn Long cảm thấy rất quen như đã gặp ở đâu rồi.
Sau khi về cung, nhớ lại những sự việc khi còn nhỏ bất giác cảm thấy Hòa Thân và người phi tử vì mình bị chết năm xưa có ngoại hình rất giống nhau. Vua bí mật gọi Hòa Thân vào cung, xem kĩ cổ của ông ta phát hiện một vết ngón tay. Càn Long cho rằng Hòa Thân chính là người phi tử thuở trước đầu thai, từ đó rất sủng hạnh Hòa Thân.
Được vua yêu mến nên con đường tiến thân của của Hòa Thân lên như diều gặp gió. Từ một người khiêng kiệu ông ta được thăng lên đến chức Tể tướng. Vốn là người gian xảo, tham lam, Hòa Thân nhanh chóng trở thành người giàu có nhất dưới triều Càn Long.
Hai vua lớn nhà Hán đều đồng tính
Lịch sử “tổng kết”, trong số 25 ông vua triều Hán, có đến 10 vị có các “sủng nam”. Bởi thế, nhiều người gọi nhà Hán là triều đại của những hoàng đế đồng tính. Nổi tiếng nhất là Hán Văn Đế Lưu Hằng và Hán Ai Đế Lưu Hân.
Hán Văn Đế được coi là một vị hoàng đế anh minh và hiếu thuận. Ông là người tiết kiệm, một cái áo bị rách cũng quyết không vứt đi nhưng đối với Đặng Thông, Văn Đế lại dành sự ưu ái vô cùng.
Người ta kể rằng trên thân của Đặng Thông không thể đếm nổi Hán Văn Đế đã tiêu phí bao nhiêu ngọc vàng châu báu. Hai người đi đâu cũng có nhau, đêm còn ngủ cùng nhau.
Ban đầu, Đặng Thông là phu thuyền và được triệu vào cung làm thủy thủ cho ngự thuyền của Hán Văn Đế. Một đêm, Hán Văn Đế mơ thấy mình đang lên trời nhưng dùng sức của9 trâu và hai hổ mà vẫn không thể tiếp cận được Nam Thiên Môn nên cuối cùng vẫn không thể vào được cửa trời. Đúng lúc đó có một người đầu quấn khăn vàng đứng sau lưng đẩy ông vào. Hán Văn Đế quay đầu nhìn lại người đã đẩy mình, muốn gọi anh ta trở lại thì tỉnh giấc.
Hôm sau, Hán Văn Đế đi chơi nhìn thấy một người thủy thủ đầu quấn khăn vàng, đai áo được buộc ra phía sau lưng, giống hệt người trong mơ hôm trước. Ông gọi lại hỏi thìbiết người đó tên là Đặng Thông.
Văn Đế nghĩ người có khả năng đẩy mình lên trời hẳn là có kỳ tài. Mà cái tên Đặng Thông cũng có thể hiểu chệch đi chỉ việc lên trời trót lọt, nên vua tin chắc người đẩy mình lên trời chính là Đặng Thông. Từ đó, Văn Đế cực kỳ sủng ái ông ta.
Rất nhiều lần Hán Văn Đế thưởng cho ĐặngThông vàng bạc và phong cho ông chức đại phu trong triều, mặc dù ngoài việc chèo thuyền ra ông không biết làm gì.
Một lần, Hứa Phụ - một người rất nổi tiếng về việc đoán số đến gặp Đặng Thông và phán sau này ông sẽ bị lạnh, bị đói mà chết. Nghe xong, Hán Văn Đế không vui vì nghĩ người duy nhất có thể giúp đỡ Đặng Thông chỉ có mình mình, chẳng lẽ chính mình lại để “người tình” khốn cùng như vậy?
Ngay lập tức, Hán Văn Đế lấy một núi đồng ban cho Đặng Thông, cho phép ông ta tự mình đúc tiền đồng để tiêu. Từ đó Đặng Thông trở nên phát tài, tiền đồng do ông ta đúc được tiêukhắp thiên hạ.
Về phía Đặng Thông, đượcvua sủng ái, ông cũng rất lấy làm cảm kích. Có lần, trên lưng Văn Đế có một cái nhọt, máu mủ chảy ra không ngừng, Đặng Thông dùng miệng hút máu mủ ra ngoài cho vua khiến Văn Đế vô cùng cảm động.
Một lần thái tử Lưu Khải vào thăm vua cha. Muốn thử lòng hiếu thuận của con, Văn Đế nhờ Lưu Khải hút mủ trong nhọt của mình. Thải tử nhìn thấy đã ghê sợ nhưng không dám khángmệnh, cắn răng mà hút nhưng vẻ mặt vô cùng khó coi. Thấy thế, Hán Văn Đế than rằng: “Đặng Thông còn yêu ta hơn cả thái tử”. Vì thế, Lưu Khải đem lòng hận Đặng Thông.
Sau khi Văn Đế chết, Lưu Khải lên ngôi vua, liền bãi miễn chức quan của Đặng Thông. Không lâu sau Đặng Thông bị tịch thu toàn bộ gia sản vì tội đúc tiền trộm. Cuối cùng, ông chết vìđói và rét.
Cũng trong thời nhà Hán, câu chuyện tình yêu cắt áo của Hán Ai Đế được rất nhiều người truyền tụng. Vì sủng ái người tình đồng giới là Đổng Hiền, vị hoàng đế này đã cam tâm bỏđi không ít trong cung, thậm chí ông còn muốn nhường lại giang sơn cho Đổng Hiền.
Đổng Hiền vốn là một người hầu của Ai Đế từ lúc còn là thái tử. Một hôm, khi đang làm việc trong cung , đúng lúc dừng lại thì nhìn thấy Ai Đế (lúc này đã lên ngôi hoàng đế). Sau mấy năm không gặp, Ai Đế thấy Đổng Hiền trưởng thành, tuấn tú hơn xưa. Quá vui mừng, Hán Ai Đế lệnh cho Đổng Hiền theo mình hầu hạ và ngày càng sủng ái ông ta hơn.
Hai người ngồi cùng xe, ngủ cùng giường, làm gì cũng không rời xa nhau. Bên cạnh đó, hoàng đế còn phong cho Đổng Hiền làm Hoàng Môn Lang, bắt Đổng Hiền lúc nào cũng phải ởbên cạnh mình.
Theo sử sách lại, Đổng Hiền có khuôn mặt giống mỹ nữ, ngôn ngữ, tính tình dịu dàng, giỏi quyến rũ. Có lần ngủ trưa, Đổng Hiền gối lên cánh tay áo của Ai Đế ngủ. Ai Đế muốn quay người nhưng cũng không muốn làm tỉnh giấc của Đổng Hiền nên lấy kiếm cắt đứt cánh tay áo của mình. Bởi thế, người đời sau gọi tình yêu đồng tính này là mối tình cắt áo.
Với mong muốn người mình yêu thương có địa vị đứng đầu trong triều chính, Ai Đế còn định phong cho Đổng Hiền tước hầu nhưng mãi vẫn chưa tìm được cơ hội. Sau đó, lúc thưàtướng Vương Gia chết, trong triều giảm đi một thế lực phản đối Đổng Hiền, Ai Đế mới phong cho Đổng Hiền chức Đại tư mã.
Mới 22 tuổi mà Đổng Hiền đã đạt đến chức cao nhất trong triều đình. Tình yêu của Ai Đế dường như không còn biết làm thế nào để bày tỏ với Đổng Hiền.
Một ngày, Ai Đế mở yến tiệc cùng chư thần,sau khi uống vài cốc rượu, đột nhiên Ai Đế nhìn Đổng Hiền bằng đôi mắt đầy thâm tình rồi cười nói muốn học theo vua Nghiêu Thuấn nhường lại ngôi cho Đổng Hiền. Sự việc này đã khiến cả triều văn võ bá quan ngỡ ngàng.
Tiếp đó, Ai Đế còn ra lệnh cho xây dựng bên cạnh lăng mộ của mình một phần mộ khác để nếu Đổng Hiền chết thì sẽ an táng bên cạnh phần mộ của mình. Nhưng việc này đã không thực hiện được do Ai Đế mắc bệnh chết sớm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
CLIP: Người đàn ông dùng võ thuật đối đầu với chó Ngao Tây Tạng và cái kết bất ngờ
Tre không phải loài cây, gọi là gì?
CLIP: Cuộc "tử chiến" kịch tính giữa chó ngao và gấu đen, kết cục đầy bất ngờ