Khám phá

Bí mật quân sự: Độc đáo đội hình Tercio-Bá chủ chiến trường

Quân đội Tây Ban Nha đã chuyển mình trong nửa đầu của thế kỷ 16 để trở thành lực lượng quân sự đáng gờm nhất châu Âu thời đó. Đội hình Tercio của Tây Ban Nha là khuôn mẫu cho quân sự châu Âu trong gần hai thế kỷ.

Ảnh minh họa.

Quân đội Tây Ban Nha đã chuyển mình trong nửa đầu của thế kỷ 16 để trở thành lực lượng quân sự đáng gờm nhất châu Âu thời đó. Đến thế kỷ 14, bộ binh đã dần phát triển và giành được những ưu thế nhất định trước những đơn vị thiết kỵ. Cung thủ và những tay súng đã có thể bắn hạ nhiều kỵ binh trước khi chúng có thể áp sát. Sau đó, những khối bộ binh dày đặc không thể xuyên phá, sử dụng giáo và kích chặn đứng và tiêu diệt đối phương.

Nhưng khi tầm quan trọng của bộ binh tăng lên, các nhà chiến thuật và các chuyên gia huấn luyện phải đau đâùvới vấn đề kết hợp sức mạnh của hỏa lực với khả năng cận chiến. Tỷ lệ phối hợp chính xác giữa những người lính dùng súng hỏa mai với lính dùng giáo là bao nhiêu? Các tay súng nên được triển khai ở đâu, bên sườn của lính giáohay phía trước họ? Làm thế nào các tay súng có thể hoạt động để tối ưu hóa hỏa lực của những khẩu hỏa mai chậm chạp, với tầm bắn ngắn, và thiếu chính xác?

Những người Tây Ban Nha đã tiên phong trongphương pháp chiến đấu bộ binh mới - Đội hình Tercio. Đội hình Tercio của Tây Ban Nha trở thành tinh hoa quân sự của Châu Âu thời Phục hưng. Với số lượng tiêu chuẩn là3.000 người - tương đương với một lữ đoàn hiện đại – mỗi một tercio được thành lập gồm 12 đại đội với khoảng 250 người. Những người lính giáo sẽ tạo thành một khối trung tâm, thường xếp dày đặcthành 10 hàng hoặc nhiều hơn, trong khi các tay súng sẽ được triển khai ở hai bên sườn. Khối lính giáo cần có chiều sâu để đảm bảo một đội hình đủ vững chắc để chống lại các đội hình dày đặc củabộ binh đối phươngtrong các trận đấu giáo cũng như để ngăn chặn kỵ binh đôi phương. Cùng với đó, các tay súng cũng được triển khai với chiều sâu dày đặc để tối ưu hóa hỏa lực.

Tranh miêu tả lính giáoTây Ban Nha của Augusto Ferrer-Dalmau

Súng hỏa mai (arquebus và musket)

Thế kỷ 16 chứng kiến những cải tiến liên tục của hỏa khí. Những cây súng cầm tay sơ khai chỉ đơn giản bao gồm một ống sắt dài với lỗ châm thuốc ở trên và được gắn vào một cái báng gỗ. Để khai hỏa, người ta châm lửa từ dây cháy chậm vào thuốc súng trong lỗ châm thuốc. Vì đây là một hoạt động phải sử dụng hai tay, nên báng gỗ phải được kẹp chặt dưới cánh tay, khiến người sử dụng không thể làm gì hơn việc hướng vũ khí theo một khoảng ước lượng vềphía kẻ thù.

Người Tây Ban Nha khuyến khích các thử nghiệm với mẫu súng mới. Để tăng cường sự chính xác, nòng súng được làm dài hơn. Để ngắm bắn, một lỗ ngắm được đặt lên nòng súng, thay thế cho lỗ châm thuốcở phía trên và một mồi thừng cùng lỗ châm thuốc, được vận hành theo cơ chế bấm lò xo, được thêm vào báng súng. Từ đó, súng arquebus ra đời, với tầm bắn hiệu quả là 150 yards (khoảng 137 mét).

Súng musket được người Tây Ban Nha sử dụng từ những năm 1560 trở đi là phiên bản nặng hơn của arquebus.Cần có một chân chống để đỡ được trọng lượng của súng và tốc độ bắn cũng chậm hơn, nhưng tầm bắn hiệu quả lên tới 300 yards (khoảng 274 mét).

Huấn luyện

Với các giải pháp trên, chỉ còn lại hai vấn đề lớn. Thứ nhất, arquebus hay musket đều rất kém chính xác, nên việc triển khai các xạ thủ đơn lẻ sẽ không khả thi, và chỉ có cách khai hỏa hàng loạt mới đem lại hiệu quả. Tốc độ bắn cũng rất chậm. Một sách hướng dẫn cách bắn súng hỏa mai xuất bản năm 1606 cho thấy cần ít nhất 42 động tác để có thể bắn được khẩu súng. Nếu có thể huấn luyện người lính bắn được một phát mỗi phút thì đó là một thành công lớn. Các tay súng không thể bắn đủ chính xác và đủ nhanh để tiêu diệt đợt xung phong của đối phương. Do đó, các tay súng phải dựa vào sự bảo vệ của những người lính giáo khi đánh cận chiến.

Thứ hai, mối bận tâm rất lớn của các chuyên gia huấn luyện đó là việc tìm cách tối ưu hỏa lực. Các chỉ huy Tây Ban Nha áp dụng kỷ luật khai hỏa hết sức nghiêm ngặt. Các tay súng được triển khai trong đội hình có chiều sâu và được huấn luyện để không bắn mà chưa có lệnh. Cách thức tác chiến sẽ là cho hàng trước khai hỏa hàng loạt theo lệnh, và sau đó rút về phía sau để nạp đạn. Hàng thứ hai sau đó sẽ bước về phía trước, nhắm, bắn theo thứ tự và rút về. Cứ như vậy, một tercio Tây Ban Nha có thể khai hỏa hàng loạt và liên tục để chống lại đối phương đang tiến tới.

Lính Tây Ban Nha phòng ngự trong trận Rocroi (1643). Tranh của Augusto Ferrer-Dalmau.

Đội hình tercio của Tây Ban Nha là khuôn mẫu cho toàn châu Âu trong gần hai thế kỷ. Nhưng sẽ có lúc người học trò vượt qua người thầy – nhất là khi “học trò” ở đây là những người có lý tưởng và sẽkhởi nghĩa chống lại Tây Ban Nha. Những người Hà Lan Kháng cách (một trong 3 nhánh chính của Cơ Đốc giáo), dần dần học hỏi và nâng cấp phương thức của người Tây Ban Nha lên một mức độ hoàn thiện mới.

Theo Huy Đức/Dân Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo