Khám phá

Bí mật quốc bảo hồng ngọc của Hoàng đế cuối cùng xứ Miến Điện

Khi quân đội viễn chinh Anh xâm lược Miến Điện (hiện nay là Myanmar) vào năm 1885, họ đã cho vị hoàng đế cuối cùng mấy tiếng đồng hồ để thoái vị. Nhiều kho báu của hoàng cung Miến Điện khi đó – vốn được thừa hưởng từ các triều đại trước – đã bị lính Anh tịch thu và chuyển sạch về Anh….

3 vị hoàng đế chung thủy nhất Trung Hoa: Người đầu tiên thà phụ giang sơn chứ quyết không bỏ mỹ nhân / Cô công chúa út kỳ lạ được cả 3 hoàng đế yêu chiều hết mực, Càn Long còn muốn truyền cả ngôi báu

Nhưng đáng giá nhất trong số đó là một viên hồng ngọc khổng lồ đã không cánh mà bay. Ai là người lấy đi viên ngọc này, và ngày nay nó đang nằm ở đâu, vẫn đang là một bí ẩn chưa tìm thấy lời giải.

Kẻ tình nghi chính

Năm 2014 lần đầu tiên phóng viên hãng BBC, Anh gặp gỡ với U Soe Win ngay trong căn nhà nhỏ gần tuyến đường ray xe lửa ở thủ đô Ngưỡng Quang (Myanmar). Soe Win nói rằng ông chưa từng đến London. Nghỉ hưu đã lâu, và vì làm việc trong ngành ngoại giao nên Soe Win rất ngại việc sang Anh sinh sống khi nơi đó có những kiều dân Myanmar đã sống từ thời ông cố nội ông (cựu vương Miến Điện), sợ làm hủy hoại danh tiếng gia tộc và ở nước từng chiếm đóng nước ông.

Đó là tháng 11 năm 1885, 1 vạn lính Anh đã được phái tới cung điện Mandaylay, nơi sống của nhà vua Miến Điện. Cuộc xâm lược đã gây nên một cuộc xung đột kéo dài 6 thập niên giao tranh dữ dội giữa Miến Điện và Anh.

Vua Thibaw và hoàng hậu Supayalat.

Cung điện của vua Thibaw bị bao vây, và ngài buộc phải đầu hàng các tướng lĩnh của Nữ hoàng Victoria. Ngày 29 tháng 11 năm 1885, cựu vương Thibaw, hoàng hậu Supayalat đang mang thai và 2 công chúa ngồi trong những chiếc xe có sự hộ tống của lính vũ trang chạy thẳng ra một chiếc tàu thủy đưa họ đến một thị trấn đánh cá nhỏ nằm ở bờ biển xa nhất của Ấn Độ.

Vua Thibaw sống đời lưu vong, và băng hà 30 năm sau đó. Di hài của nhà vua được an táng trong một ngôi mộ nhỏ ở Ratnagiri (bang Maharashtra, Ấn Độ). Và giờ đây Soe Win đang theo đuổi con đường để tìm lại một trong những bảo vật quý giá của ông cố nội.

Sau khi rời khỏi Bảo tàng Victoria & Albert, hành trình tìm kiếm manh mối đưa chúng tôi đến thư viện Anh, ngay trong các tầng hầm của Bảo tàng Anh, nơi có nhiều giấy tờ liên quan đến việc sát nhập và quyền lực của đế quốc Anh ở Miến Điện. Ở đó có một tấm bản vẽ làm bằng giấy vỏ dâu, do một họa sĩ Miến Điện tạo ra.

Nó kể về sự sụp đổ của vương triều vua Thibaw. Xem bản vẽ, đôi mắt của U Soe Win dán chặt vào hình ảnh một người đàn ông đang nói chuyện với vua Thibaw: Đại tá Sladen. Đại tá Edward Bosc Sladen, một cựu binh trong chiến lược Ấn Độ và Miến Điện, ông ta là sĩ quan chính của lực lượng xâm lược. Viên đại tá biết nói tiếng Miến Điện nên ông ta được ủy quyền thuyết phục nhà vua đầu hàng nhằm tránh sự phiền phức. Đại tá Sladen có vẻ cũng đang dòm ngó tới các kho báu của vua Thibaw, bao gồm viên hồng ngọc Nga Mauk, để chuẩn bị cho hành trình sống lưu vong.

Nhiều năm sau này, người con gái út của cựu vương Thibaw viết rằng: “Sladen hỏi cha mẹ tôi liệu có thể cho ông ta ngắm viên hồng ngọc, và họ đã trao nó cho ông ta. Cha mẹ tôi nói rằng sau khi ngắm viên bảo vật, Sladen liền đặt nó vào túi ông ta, sau đó giả vờ vắng mặt và quỵt luôn”.

 

Nhưng cũng có người nói rằng Đại tá Sladen trong lúc đút viên hồng ngọc vào túi thì đột nhiên cảm nhận có ai đó đang theo dõi ông ta, vì thế ông ta liền đặt bảo vật lại chỗ cũ. Bản thân cựu vương Thibaw nói rằng ngài đã trao viên hồng ngọc cho Sladen để đổi lấy sự an toàn. Từ nơi sống lưu vong ở Ấn Độ vào tháng 6 năm 1886, cựu hoàng Miến Điện đã gửi một lá thư tuyệt vọng đến cho Phó vương (một chức vụ do triều đình Anh tự phong cho người thay mặt họ quản lý ở Ấn Độ) đề nghị trả lại viên hồng ngọc.

Kèm lá thư là một danh sách các món châu ngọc do một thư ký ngân khố hoàng gia Miến Điện soạn ra vào ngày 29 tháng 11 năm 1885. Danh sách này do một viên chức chính trị Anh ký. Một lần nữa là vào cuối năm 1911, cựu vương Thibaw đã viết thư chuyển thẳng cho vua Anh George V nói rằng “Chiếc nhẫn hồng ngọc của tôi đã bị tước đoạt”, và chỉ đích danh thủ phạm là Đại tá Sladen. Nhưng hoàng gia Anh phớt lờ lời thỉnh cầu của cựu vương Thibaw. Bản thân Đại tá Sladen cũng qua đời sau 21 năm, còn cựu vương qua đời 5 năm sau đó, vào năm 1916.

Hồng ngọc Nga Mauk

Sau khi cựu vương Thibaw băng hà, thì người con gái út của nhà vua tức là bà nội của ông U Soe Win, lại tiếp bước cha để lần tìm bảo vật hồng ngọc Nga Mauk. Bà đã viết thư cho Liên đoàn các quốc gia. Khi vị công chúa này qua đời, người chú của ông Soe Win là Taw Phaya Galae lại tiếp bước. Sau khi viết nhiều lá thư cho Nữ hoàng Anh và quận công Philip, cũng như dò hỏi bạn bè tại London về danh tính những người con cháu của viên đại tá Sladen, ông Taw Phaya Galae đã viết một cuốn sách nêu ra các giả thuyết về số phận của viên hồng ngọc.

Hình vẽ cảnh Vua Thibaw cho Đại tá Sladen xem bảo vật hồng ngọc Nga Mauk.

Khi tìm kiếm viên hồng ngọc Nga Mauk trên mạng internet thì đem lại kết quả là một số ảnh ít ỏi về Nữ hoàng Elizabeth II và vương miện có đính một viên đá đỏ rất to, đó là thứ mà ông Taw Phaya Galae rất hồ nghi. Viên đá to khác thường đó từng được Vua Anh, Henry V (còn có tên là Hắc Hoàng Tử) đội trên đầu trong trận chiến Agincourt.

 

Và vì thế nên ông Taw Phaya Galae chỉ ra rằng viên hồng ngọc Nga Mauk từng dùng làm vật trang trí trên chiếc vương viện của Hoàng đế Ấn Độ - một chiếc vương miện đặc biệt được chế tác vào năm 1911 cho Vua George V đội trong lúc ở New Delhi, khi đó ông và hoàng hậu Mary được tấn phong là Hoàng đế và hoàng hậu. Dù ông Galae không đưa ra được bằng chứng rõ ràng, nhưng có vẻ như nó khá chính xác. Một viên hồng ngọc khổng lồ đã xuất hiện kể từ thập niên 1880 trong Bộ sưu tập bảo vật hoàng gia mà về lý thuyết thì có vẻ như nó được tặng cho một chiếc vương miện mới.

Nhưng còn có một lỗ hổng về lý thuyết: không có viên hồng ngọc nào có kích cỡ bằng hồng ngọc Nga Mauk trên vương miện hoàng gia Ấn Độ. Người đàn ông dịch cuốn sách của ông Taw Phaya Galae sang tiếng Anh cho rằng hồng ngọc Nga Mauk đã bị cắt thành 4 mảnh, và nó được nạm vào 4 mặt của chiếc vương miện.

Bước vào trong Tháp London, chúng tôi chỉ quan tâm đến một thứ. Khi chúng tôi đi tới nơi trưng bày Vương miện Ấn Độ, chúng tôi cố gắng đi thật nhanh và không gây ra tiếng động, rồi quay trở lại lần thứ hai. Quả thật có 4 viên hồng ngọc, mỗi viên có đường kính độ 1,5cm – liệu có thể chúng là từ viên hồng ngọc Nga Mauk không?

Lúc trở ra, Soe Win lấy tay xoa ngực. Ông cố trấn tĩnh rằng thứ mà ông nhìn không phải là hồng ngọc Nga Mauk. Có vẻ U Soe Win cảm thấy đau đớn và thất vọng khi hồng ngọc Nga Mauk bị chẻ ra nhiều miếng rồi đính lên vương miện Ấn Độ. Nhưng làm sao lại có thể xâm hại một quốc bảo quý giá như thế? Ai đã làm điều đó?

Cuốn nhật ký đáng ngờ

 

Hơn 130 năm sau, thật khó để biết chuyện gì đang xảy ra ở Mandalay vào cái ngày 29 tháng 11 năm 1885, cái ngày mà Hoàng đế Thibaw bị lưu đày. Nhưng có một phóng viên của tờ báo The Times đã có mặt trong buổi trò chuyện giữa Đại tá Sladen và vua Thibaw. Theo tay phóng viên, vua Thibaw cho ông ta xem “một chiếc nhẫn hồng ngọc lộng lẫy”. Kế đó, Đại tá Sladen nói: “Tôi cam đoan rằng người Anh không muốn ngài bị tước đoạt những món đồ châu báu này”.

U Soe Win chợt cau mày: Có lẽ nào đây là chiếc nhẫn mà ông cố nội ông đã viết thư cho Phó Vương ở Ấn Độ vào tháng 6 năm 1886 và có liệt kê “1 chiếc nhẫn hồng ngọc được biết đến dưới cái tên Nagamauk”. Lá thư của cựu hoàng Thibaw đã dẫn lối cho một hành trình giấy tờ quan liêu mà phần lớn được bảo quản cẩn thận trong tàng thư “Chính trị và Bí mật” của Cục lưu trữ Ấn Độ được giữ tại Thư viện Anh.

Vào tháng 12 năm 1886, Phó vương Ấn Độ đã hạ lệnh cho các viên chức tiến hành điều tra vụ mất tích lạ thường của viên hồng ngọc Nga Mauk. Tất cả những viên chức quan trọng ở cung điện Mandalay từ trước tháng 11 năm 1886 đều được liên lạc (kể cả Đại tá Sladen khi đó ông đang ở London, mới được phong chức và đang chuẩn bị nghỉ hưu).

Trong đống giấy tờ cá nhân được lưu giữ ở Thư viện Anh, có 3 tập bản thảo mà Sladen viết để phúc đáp theo yêu cầu của Phó vương. Sladen phủ nhận việc ông ta nhìn thấy danh sách châu báu mà vua Thibaw đính kèm với lá thư, khẳng định rằng có một số người đã rắp tâm “thó” những thứ nhỏ nhưng có giá trị như chiếc nhẫn hồng ngọc Nga Mauk chẳng hạn. Tò mò hơn cả là một cuốn sách lớn mang tựa đề Nhật ký về thuộc địa số 43 có từ năm 1885, cái năm Miến Điện bị người Anh thôn tính.

Trong cuốn Nhật ký về thuộc địa số 43 có đề Chủ nhật ngày 29 tháng 11 năm 1885, ngày mà vua Thibaw chấp nhận đầu hàng theo lời khuyên của Đại tá Sladen, đó là ngày cuối cùng của nhà vua tại Miến Điện. Ngay giữa cuốn sách là một trang có 12 dòng chữ, 3 dòng đầu tiên được bôi bằng mực đen, và sau đó kẻ phá hoại lại bôi bằng viết chì. Trong cả cuốn nhật ký, đây là trang duy nhất được sửa lại.

 

Rất hoài nghi. Ông John OBrien, người giữ hồ sơ tại Bảo tàng Anh đã sử dụng một kỹ thuật gọi là “hình ảnh đa quang phổ” nhằm kiểm tra nội dung chữ theo chiều dài các bước sóng khác nhau nhằm hy vọng tìm thấy bản chữ gốc ban đầu. Tại nơi bút chì được bao phủ bằng mực do Đại tá Sladen gây ra thì với kỹ thuật mới đã nhìn thấy một thứ. 3 chữ đầu không đọc được. Tôi muốn nhìn thấy cái chữ “Hồng ngọc Nga Mauk của nhà vua”. Tôi hỏi U Soe Win: “Liệu sự bôi xóa này có thể nào là bằng chứng nói lên Sladen đã bí mật đánh cắp chiếc nhẫn hồng ngọc?”.

Chúng tôi có thể mường tượng cảnh Sladen trăm phương ngàn kế bày ra đủ mưu thâm để cố tình tước đoạt bảo vật và nói dối Phó vương. Cũng như nghĩ cách để bôi xóa cuốn nhật ký. Và chúng tôi cũng không chắc ngoài Đại tá Sladen ra thì còn có những ai tham gia vào phi vụ động trời này hay không?

Chiếc vòng xuyến

Sau một số tìm kiếm theo cách riêng của mình, ông John Clarke, người quản lý khu Đông Nam Á tại Bảo tàng Victoria & Albert đã đưa cho chúng tôi một tập tài liệu được viết hồi năm 2003 bởi một quý ông tên là Michael Nash. Cũng như tôi, ông Nash cũng say mê khám phá về viên hồng ngọc Nga Mauk, cũng viết gửi cho Kho báu hoàng gia Anh những câu hỏi như tôi đã từng làm. Tuy nhiên, Nash may mắn hơn tôi.

Tôi biết được rằng ông Michael Nash hiện đang là giáo sư tại Đại học Đông Anglia (UEA) ở Norwich, vương quốc Anh. Nash cũng có giả thuyết của riêng ông về số phận của viên hồng ngọc Nga Mauk. Đỉnh cao của cuộc săn lùng từ Nash là một lá thư thú vị đến từ bà Caroline de Guitaut tại Kho lưu trữ cổ vật Hoàng gia Anh. Bà tiết lộ rằng đã tìm thấy một bản tham khảo nói về trang sức của Nữ hoàng Victoria, đề cập đến “hồng ngọc Cabochon” (75). Theo bà Caroline de Guitaut thì cái đuôi con số 75 có thể nói về trọng lượng (carat) của bảo vật. 75 carat có lẽ nhỏ hơn trọng lượng của viên hồng ngọc Nga Mauk (nặng hơn 80 carat).

 

Bà Guitaut nhấn mạnh: “Qua thẩm tra tình trạng thì viên đá quý này là của nhà vua Miến Điện và nó được gửi cho Nữ hoàng Anh thông qua “Đại sứ quán Miến Điện” và giữ nguyên hình hài ban đầu”. Nhưng giờ đây bảo vật đang ở nơi đâu? “Chiếc xuyến có đính hồng ngọc là tài sản truyền thừa cho công chúa Louise, nữ Công tước xứ Argyll, và vì thế nó có thể đã từng có mặt tại Kho lưu trữ cổ vật Hoàng gia Anh”, ông Michael Nash đã viết thư cho vị Công tước hiện tại của xứ Argyll, người này cũng nói cho Nash nghe rằng trong tài sản gia đình không còn lưu lại một món châu báu nào như thế cả.

Công chúa Louise, người con gái thứ 4 của Nữ hoàng Victoria, có lẽ nào lại đem viên hồng ngọc cho ai đó? Nhưng cụ thể là ai? Liệu chiếc xuyến của công chúa Louise có chứa viên hồng ngọc Nga Mauk? Cũng rất ly kỳ nếu lại xoay sang tìm hiểu về hoàn cảnh mà “Đại sứ Miến Điện” gửi chiếc nhẫn hồng ngọc sang Anh làm quà. Nếu bảo vật được lấy đi vào năm 1872, khi Thái thượng hoàng Mindon (cha của vua Thibaw), gửi tới Đại sứ quán London 1 viên hồng ngọc không phải là viên Nga Mauk. Nhưng manh mối này chưa được kiểm chứng.

Khi tôi hỏi U Soe Win rằng tại sao ông lại đeo đuổi tìm kiếm bảo vật từ thời ông cố nội, thì Soe Win trăn trở nói: “Nga Mauk nhắc chúng tôi về thứ chúng tôi đã từng có, và điều mà chúng tôi có thể làm. Nó khiến chúng tôi tự hào về quá khứ của Miến Điện, một quốc gia độc lập, giàu có.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm