Khám phá

Bí mật thâm cung: 8 đại thần không đấu nổi phi tần 26 tuổi và thủ đoạn "thượng thừa" của Từ Hi Thái hậu

Chính thức bước vào vũ đài chính trị ở tuổi 26, thế nhưng sự thực là Từ Hi đã đánh bại cả 8 vị đại thần cố mệnh của Tiên đế Hàm Phong và chạm tới đỉnh cao quyền lực thời bấy giờ.

'Bất ngờ' trước những thứ có trong kim tự tháp cổ hàng nghìn năm mới mở cửa tại Ai Cập / 'Kinh hãi' với những cái chết bí ẩn sau khi mở lăng mộ của vua Ai Cập cổ đại

Thủ đoạn chính trị thượng thừa giúp Từ Hi "thiên hạ thủ vi cường"

Sinh thời, Từ Hi vốn được miêu tả là người thông minh cơ trí và có sẵn nhiều bản lĩnh chính trị. Vì thế mà sau khi trở thành Thái hậu, bà đã nhanh chóng vạch ra âm mưu nhằm thủ tiêu phe cánh của 8 vị đại thần cố mệnh.

Kết quả của kế hoạch này chính là Tân Dậu chính biến xảy ra ngay sau khi Hàm Phong mới băng thệ chưa lâu.

Khi kim quan của Tiên đế được đưa về kinh thành vào tháng 9 năm 1861, Từ Hi và Từ An cùng một số thân tín dựa theo kế hoạch bày sẵn, để Lưỡng cung Thái hậu và Tân đế về Bắc Kinh trước.

EmptyẢnh minh họa

Về tới kinh thành, hai vị Thái hậu đã chính thức phát động chính biến, tuyên bố tội trạng của Cố mệnh Bát đại thần và lập tức bắt giam người cầm đầu phe cánh này là Tái Viên, Đoan Hoa cùng Túc Thuận.

Tương truyền rằng khi Túc Thuận bị bắt, vị đại thần ấy còn uất hận mà mắng lớn:

"Hối hận không sớm trị mấy ả tiện tỳ này!".

Tới đầu tháng 10 năm đó, cả 8 đại thần đều bị khép tội phản nghịch cùng hàng loạt các tội danh lớn nhỏ khác. Để thể hiện thái độ "khoan dung", Lưỡng cung Thái hậu chỉ xử tử 3 kẻ cầm đầu là Túc Thuận, Tái Viên và Đoan Hoa, còn những người kia được khoan hồng cho chết toàn thây bằng cách tự vẫn.

Theo học giả ngoại quốc là Edward Behr, mặc dù Tân Dậu chính biến được chính sử Trung Quốc thừa nhận là do cả hai Thái hậu đương triều phát động, thế nhưng thực chất thì Từ Hi mới là người chủ động gợi ý cho Từ An về kế hoạch thanh trừng 8 vị đại thần phụ chính để từ đó nắm toàn bộ quyền hành trong triều.

 

Nước cờ chính trị hung hiểm và bất ngờ này đã khiến cho phe cánh của Cố mệnh Bát đại thần lão làng chốn quan trường trở tay không kịp.

Theo nhận định, có lẽ bản thân những vị đại thần này đã từng cho rằng, sau khi Tiên đế băng hà thì họ có thể trở thành người định đoạt đại cục, bởi Tân đế vẫn nhỏ tuổi, mà Lưỡng cung Thái hậu lại thân là phụ nữ, không thể am hiểu về chính trị bằng mình.

Tuy nhiên hết thảy những tính toán của họ đều chẳng có cơ hội trở thành hiện thực khi xuất hiện một "sai số" hy hữu là Từ Hi.

Vị Thái hậu với thủ đoạn chính trị thượng thừa đã ra tay vào đúng thời điểm mà nhóm đại thần này lơi lỏng nhất, từ đó "tiên hạ thủ vi cường" để tóm một mẻ lưới gọn ghẽ.

Đợi tới lúc họ phát hiện ra âm mưu chính biến động trời ấy thì mọi chuyện đã an bài, tất cả các cố mệnh đại thần nói trên dù từng là cao thủ kỳ cựu trên quan trường thì cũng chẳng thể nào một tay che trời mà xoay chuyển càn khôn được nữa.

 

Những tưởng sau khi Tân Dậu chính biến thành công, cả hai Thái hậu đều có thể cùng nhau nắm đại quyền mà không chịu sự chèn ép của phe Cố mệnh Bát đại thần.

Thế nhưng một người Thái hậu không am tường chính trị như Từ An khó có thể ngờ rằng bản thân mình lại trở thành người biến mất tiếp theo trên vũ đài lịch sử.

Sử cũ ghi lại, vào năm 1881, Từ An Thái hậu đột ngột băng thệ. Do bà qua đời quá nhanh nên có nhiều nghi vấn liên quan tới việc Từ Hi đã thủ tiêu người đồng minh này để độc chiếm quyền hành.

Cho tới ngày nay, nguyên nhân cái chết của Từ An Thái hậu vẫn còn rất nhiều góc khuất. Tuy nhiên sự thực là sau khi bà băng thệ, Lưỡng cung Thái hậu giờ đây chỉ còn duy nhất Từ Hi.

Đây cũng là cột mốc đánh dấu cho giai đoạn độc chiếm quyền hành của Tây Thái hậu khét tiếng Thanh triều sau này.

 

Góc tối đầy nghi vấn trong mối quan hệ giữa Từ Hi Thái hậu với thái giám Lý Liên Anh

Lý Liên Anh tên thật là Lý Tiến Hỉ, sinh vào năm 1848 tại tỉnh Hà Bắc. Ông tịnh thân từ năm 6 tuổi và nhập cung làm thái giám khi mới lên 9.

Năm 1867, hoạn quan họ Lý này đã leo lên chức Nhị tổng quan khi mới 19 tuổi. Vài năm sau đó, ông chính thức trở thành Tổng quản thái giám sau cái chết của người tiền nhiệm An Đức Hải.

EmptyẢnh minh họa

Trong số những hạ nhân bên cạnh Từ Hi, nếu không tính cả An Đức Hải thì Lý Liên Anh chính là người được lòng và thân cận vị Thái hậu này hơn cả.

Tương truyền rằng năm xưa để có được sự chú ý của Từ Hi, vị thái giám họ Lý đã cất công khổ luyện kỹ năng chải đầu, thậm chí tài nghệ của ông còn đạt tới trình độ chải mà không đứt một sợi tóc. Cũng bởi tài lẻ này mà Lý Liên Anh dần lọt vào mắt xanh và được Từ Hi tin cẩn.

 

Có giai thoại còn truyền lại rằng, vào thời điểm Từ Hi mắc phải căn bệnh lạ trước chiến tranh Giáp Ngọ, có người nhắc tới một phương thuốc bí truyền yêu cầu phải ăn thịt đùi của người thân cận với mình thì mới mong khỏi bệnh.

Bấy giờ, ngay tới Hoàng đế Quang Tự còn "giả bộ hồ đồ" mà từ chối yêu cầu này. Thế nhưng Lý Liên Anh lại không ngần ngại cắt thịt đùi của mình dâng lên cho Thái hậu để giúp bà khỏi bệnh.

Cũng bởi vậy mà có một số ý kiến cho rằng, Lý Liên Anh có lẽ đã dành cho Tây Thái hậu thứ tình cảm vượt qua nghĩa chủ tớ, thậm chí sâu đậm tới mức vì bà mà sẵn sàng cắt da xẻ thịt của chính mình.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm