Khám phá

Bí mật trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, hóa ra không thể khai quật là do lớp tường đặc biệt

Khung cảnh bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng ra sao hiện vẫn là 1 bí ẩn chưa được giải đáp.

7 mối hận lớn nhất đời Tần Thủy Hoàng, số 1 khiến hậu thế chua xót / 3 giả thuyết liên quan đến cái chết của Tần Thủy Hoàng, hóa ra có liên quan đến loại 'tiên dược' này

Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên của lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ông cũng là một trong những vị hoàng đế có công thống nhất Trung Hoa, xây dựng nhiều công trình vĩ đại… Tương xứng với mức độ tiếng tăm của mình, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cũng vô cùng tầm cỡ.

Bí mật trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, hóa ra không thể khai quật là do lớp tường đặc biệt - Ảnh 1.

Toàn cảnh khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng (Ảnh: Baidu)

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được các nhà khảo cổ học phát hiện tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Lăng mộ cao đến 76m và có tổng diện tích lớn hơn diện tích của 17 sân bóng cộng lại, tức 120.000 m2. Do đó, lăng mộ Tần Thủy Hoàng được giới khảo cổ mệnh danh là một trong những lăng mộ hoàng đế lớn nhất trên thế giới.

Cho đến hiện tại, lăng mộ của vị vua họ Tần vẫn chưa được khai quật hết do những ngăn trở sau đây.

BÍ ẨN SÂU THẲM KHÓ LÒNG GIẢI ĐÁP

Theo một số giả thuyết được đặt ra,trong khu vực địa cung của lăng mộ Tần Thủy Hoàng có rất nhiều những chiếc hố sâu được đào ra với mục đích thiết kế ra những cái bẫy "chết người".

 

Bên trong những chiếc hố này đặt rất nhiều những thanh kiếm dài và vô vàn những loại vũ khí sắc nhọn khác nhau. Bên trên hố được đậy kín bằng một tấm ván gỗ. Phía dưới tấm ván treo một vật nặng tương đương sức nặng của một người trưởng thành, phía trên tấm ván được bao phủ, "ngụy trang" bằng một thứ tựa như những tấm gạch lát nền.

Bí mật trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, hóa ra không thể khai quật là do lớp tường đặc biệt - Ảnh 2.

Mô phỏng cơ chế hoạt động của bẫy bên trong địa cung lăng mộ Tần Thủy Hoàng (Ảnh: Baidu)

Những chiếc bẫy được thiết kế để phòng tránh nguy cơ lăng mộ Tần Thủy Hoàng bị "quấy rầy" và mất trộm. Bề mặt những chiếc bẫy bằng hố trông bằng phẳng y như nền đất, những tên trộm mộ nếu giẫm phải những chiếc bẫy này, tấm ván gỗ được đậy kín ở phía trên hố sẽ lập tức lật ngược lại, họ sẽ theo đà và rơi xuống hố, tiếp đến sẽ bị hàng ngàn những vũ khí sắc bén dưới hố đâm phải.

 

Cho dù người lọt bẫy có may mắn không bị đâm chết ngay, thì cũng không có cơ hội sống sót. Bởi vì, chiếc hố được đào sâu và thiết kế để cho kẻ lọt bẫy sẽ không thể bò được lên trên, kết cục sẽ bị chết vì đói trong chính cái bẫy này.

Theo những ghi chép lịch sử về Tần Thủy Hoàng, trong lăng mộ của ông đã được thiết kế, xây dựng lên những ngọn núi hùng vĩ, những dòng sông uốn lượn sống động y như trên mặt đất.

Và, nếu như những con sông trên mặt đất được tạo thành từ những dòng nước tự nhiên, thìnhững con sông trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng lại được tạo thành từ một lượng thủy ngân khổng lồ!Thủy ngân là một chất cực độc, do đó, bất kể là những tên trộm mộ hay những nhà khảo cổ, vẫn chưa ai dám khai quật lăng mộ của vị hoàng đế khét tiếng này.

Bí mật trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, hóa ra không thể khai quật là do lớp tường đặc biệt - Ảnh 3.

Ảnh mô phỏng địa cung của Tần Thủy Hoàng chứa 1 lượng lớn thủy ngân (Ảnh: Baidu)

 

Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được bao quanh bởi một lớp tường thành bằng đất, mỗi bức tường của lớp tường thành dày 5-6 cm.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khảo cổ phát hiện ra một lớp tường thành bằng đá bên trong lớp tường thành bằng đất.Đây là một phát hiện mới chưa từng được công bố trước đây.Chính vì lớp lớp thành quách bao bọc kiên cố bên ngoài, nên mặc dù các nhà khảo cổ đã thử qua rất nhiều cách nhưng vẫn không thể khai quật.

Bí mật trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, hóa ra không thể khai quật là do lớp tường đặc biệt - Ảnh 4.

Địa cung trong lăng mộ được bao bọc bởi một lớp tường thành bằng đất (Ảnh: Baidu)

Thật ra, nếu dùng thuốc nổ hoặc đạn pháo sẽ vẫn có thể giúp cho công tác khai quật lăng mộ. Thế nhưng, làm như vậy sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kiến trúc và các giá trị khác của lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Cho nên, cách khai quật này là lợi bất cập hại, không khả thi.

BAO LÂU ĐƯỢC CHIÊM NGƯỠNG LĂNG MỘ TẦN THỦY HOÀNG?

 

Theo tính toán và ước tính của các nhà khảo cổ, dựa vào trình độ khoa học kĩ thuật của con người trong hiện tại,để khai quật một công trình có quy mô lớn như lăng mộ Tần Thủy Hoàng, ít nhất sẽ phải mất 400 năm.

Khoảng thời gian này cũng chỉ là ước tính dự trù, vì trong quá trình khai quật chắc chắn sẽ gặp những tình huống không lường trước được, điều đó sẽ khiến cho khoảng thời khai quật dự tính sẽ bị kéo dài ra.

Và nếu như thật sự có thể khai quật thành công, cũng khó lòng có thể bảo đảm những cổ vật bên trong lăng mộ sau khi được đưa lên khỏi mặt đất sẽ không bị oxy hóa bởi kĩ thuật bảo quản hiện vật văn hóa khảo cổ hiện tại chưa thể xử lý tốt được vấn đề này.

Bí mật trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, hóa ra không thể khai quật là do lớp tường đặc biệt - Ảnh 5.

Màu áo của các chiến binh đất nung bị mai một do quá trình ô-xy hóa (Ảnh: Baidu)

Minh chứng rõ ràng nhất là đội quân đất nung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Những pho tượng đất nung hình chiến binh vốn dĩ được "khoác" lên mình những tấm áo giáp và chiến bào được sơn màu tím.

 

Tuy nhiên, sau một thời gian được khai quật và đưa lên khỏi mặt đất, màu sắc trên những "tấm áo" của những chiến binh đất nung đã biến mất hoàn toàn vì bị ô-xy hóa khi tiếp xúc với không khí bên ngoài.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm