Bộ tộc Hunzas sống trong một thung lũng dọc theo dãy núi Himalaya ở điểm cực bắc của Ấn Độ, tách biệt với thế giới bên ngoài, ở độ cao 3.000 m so với mặt nước biển. Ở nơi đây, khoảng cách tuổi tác của cha con có thể lên đến 90 tuổi; phụ nữ 80 trông trẻ như 40 và suốt 900 năm qua chưa từng có ai mắc ung thư.
Bộ tộc Hunzas có khoảng 30.000 người, sống dọc theo dãy núi Himalaya ở mũi phía bắc của Ấn Độ. Họ sống trong một thung lũng tách biệt với thế giới bên ngoài, ở độ cao 3.000m so với mặt nước biển. Ở đó, khoảng cách cha con có thể lên tới 90 tuổi. 100 tuổi vẫn được coi ở độ tuổi trưởng thành, phụ nữ 80 tuổi trông trẻ như mới ngoài 40. Những cụ ông, cụ bà 130 tuổi vẫn lao động hăng say và nhiều người sống tới 145 tuổi, tuổi thọ trung bình ở đây là 120 tuổi.
Người dân nơi đây ăn uống thanh đạm, do tác động lớn của điều kiện khí hậu và địa lý. Mọi người chỉ ăn 2 bữa/ngày. Triết lý ăn uống của người Hunzas là “hãy coi thức ăn là thuốc tốt nhất”. Chế độ ăn của bộ tộc này tương tự như chế độ ăn kiêng của Hippocrates, cha đẻ của y học hiện đại, người đã sống hơn 2.000 năm trước ở Hy Lạp cổ đại. Bộ tộc Hunzas ăn bữa đầu vào lúc 12h trưa.
Người Hunzas chỉ ăn thịt trong những dịp đặc biệt quan trọng như đám cưới hay lễ hội, và mỗi người chỉ dùng 1 miếng nhỏ.
Hàng ngày, người Hunzas uống nước tan chảy từ các dòng sông băng, thứ nước có nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể.
Người Hunzas thường đi ngủ từ chập tối và bắt đầu dậy làm việc từ lúc 5h sáng với tốc độ ổn định, tránh bị kiệt sức. Một phần ngủ sớm vì họ không có điện, dầu, phần vì muốn hấp thụ ánh sáng mặt trời, hòa nhập với thiên nhiên.
Mỗi năm một lần, người Hunzas chỉ sống bằng việc uống nước ép quả mơ khô trong suốt 2-4 tháng. Đó là truyền thống được tổ tiên truyền lại và vẫn được giữ vững cho đến bây giờ. Quả mơ chứa một hàm lượng lớn Amygdalin (vitamin B-17), chất có đặc tính chống ung thư 1 cách hiệu quả. Các nhà khoa học đã đồng tình cho rằng, đây chính là bí quyết sống thọ và nói không với bệnh tật của họ.
Theo Đỗ Hợp/Tiền phong
Theo Đỗ Hợp/Tiền phong