Kỵ binh Thiết Phủ Đồ của người Nữ Chân được bọc giáp toàn thân, chỉ để lộ hai mắt và bàn tay, ngựa cũng được bóp giáp, rất giống với kỵ binh siêu nặng Cataphract ở phía Tây. Họ được coi là lực lượng kỵ binh trang bị nặng nhất ở Viễn Đông.
Tìm thấy hóa thạch hà mã cổ đại được mệnh danh "máy hút bụi" /
Bất ngờ đào được 22 miếng vàng nghìn năm tuổi khi xây dựng
Các kỵ binh Thiết Phủ Đồ được bọc giáp toàn thân, chỉ để lộ hai mắt và bàn tay, ngựa cũng được bóp giáp, rất giống với kỵ binh siêu nặng Cataphract ở phía Tây. Họ được coi là lực lượng kỵ binh trang bị nặng nhất ở Viễn Đông.
Vũ khí của Thiết Phủ Đồ rất đa dạng. Ngoài một cây thương, họ thường có một chiếc chùy nhỏ, cung tên và đao. Để thực hiện được những nhiệm vụ khác tùy yêu cầu của tình hình thực tế, họ được trang bị cả thang dây, xẻng và rìu.
Một kỵ binh Thiết Phủ Đồ sẽ được cấp cho hai con ngựa để đảm bảo được độ cơ động và khả năng tác chiến trong mọi tình huống.
Họ thường được triển khai với số lượng lớn, 3.000 - 6.000 người mỗi lần ra quân, vượt xa số kỵ binh dùng trong mỗi trận đánh ở châu Âu cùng thời. Với số quân lớn, những đợt tấn công của họ trở nên vô cùng chết chóc.
Được sử dụng như một đơn vị tiên phong, Thiết Phủ Đồ luôn đi đầu trong các trận chiến. Họ tạo ra làn sóng với sức mạnh khủng khiếp lao thẳng vào đội hình đối phương với đội hình tam giác.
Sau khi đột phá như một mũi dùi, họ tỏa ra, chạy quanh bao vây quân địch, chờ cơ hội để tấn công thêm lần nữa. Nếu tình hình yêu cầu, họ có thể xuống ngựa chiến đấu như những người lính bộ binh.
Đặc biệt, Thiết Phủ Đồ cón tác chiến theo nhóm ba kỵ sĩ sẽ được liên kết với nhau bằng một sợi dây da, tạo thành cái bẫy làm mắc kẹt các bộ binh của kẻ thù và tàn sát họ.
Dù có lực lượng kỵ binh rất mạnh, nước Kim vẫn không tránh được sự diệt vong vào năm 1234, khi họ binh liên quân Mông – Tống đánh bại ở các trận đánh lớn. Kể từ đây, tên tuổi của Thiết Phủ Đồ chỉ còn là dĩ vãng.
Theo T.B/kienthuc.net.vn