Bí mật về đứa con lai của hổ và sư tử, tiết lộ ngoại hình kỳ lạ, số lượng cực ít trên thế giới
Trong 8 người thông minh nhất thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng chỉ đứng thứ 3, vị trí thứ 1 không ai dám phản đối / Tại sao tử tù ngày xưa lại bị hành quyết vào 12h trưa và vào mùa thu!
Sư Tử và hổ có thể giao phối với nhau, tạo nên “đứa con lai” kỳ lạ, có số lượng rất ít trên thế giới. Chúng mang những đặc điểm của cả hổ và sư tử như vằn đen, màu cam đậm, nhưng cũng có những chi tiết khác lạ, nếu nhìn kỹ sẽ thấy “sai sai”.
Đa số con của sư tử và hổ sẽ bị mắc dị tật bẩm sinh, tử vong sau khi chào đời hoặc có kích thước khác thường khi lớn lên. Chúng còn gặp khó khăn trong việc tương tác với sư tử, hổ vì hành vi của chúng pha trộn giữa cả hai loài.
Con lai của sư tử và hổ có 2 loài là Liger (sư tử đực + hổ cái), gọi là sư hổ và Tigon (hổ đực + sư tử cái), gọi là hổ sư. Ngoài ra, nếu 2 loài “con lai” này tiếp tục giao phối với nhau sẽ tạo ra nhiều biến thể khác như Ti-liger (hổ đức + Liger cái), Ti-tigon (hổ đực + tigon cái), Li-liger (sư tử đực + liger cái), Li-tigon (sư tử đực + tigon cái).
Tính đến năm 2019, có khoảng 100 con Liger và chưa đến 100 con Tigon trên thế giới. Chúng tồn tại chủ yếu ở các vườn thú, khu bảo tồn hoang dã.
Sư hổ (Liger)
Sư hổ tên khoa học là Panthera leo × Panthera tigris. Chúng là con lai giữa sư tử đực và hổ cái. Loài động vật này có kích thước lớn nhất trong họ nhà mèo, trọng lượng trung bình lên đến hơn 320kg. Năm 1973, kỷ lục Guinness ghi nhận một con sư hổ đực ở Nam Phi nặng đến 798kg, cũng là cân nặng khủng nhất trong họ nhà mèo.
Sở dĩ loài này có cân nặng khủng như vậy là vì chúng bị biến đổi gen tăng trưởng. Trong sư tử đực có gen tăng trưởng cực mạnh, nhưng hổ cái lại không có gen hạn chế tăng trưởng tương ứng. Vì vậy sư hổ có trọng lượng lớn hơn cả bố mẹ chúng. Một số nhà khoa học tin rằng sư hổ có thể tăng kích thước liên tục trong suốt cuộc đời.
Trên người sư hổ có sọc vằn vện, thích bơi lội như mẹ hổ của chúng. Tuy nhiên bộ lông lại có màu cát đặc trưng như bố sư tử. Sư hổ đực bị vô sinh nhưng sư hổ cái thì vẫn có khả năng sinh sản bình thường, có thể giao phối với sư tử hoặc hổ thuần chủng để tạo ra thế hệ sư hổ mới. Hiện tại, sư hổ chủ yếu được sinh ra nhờ sự tác động của con người.
Hổ sư (Tigon)
Hổ sư có bố là hổ và mẹ là sư tử. Ngược lại với sư hổ, loài này lại không thừa hưởng gen tăng trưởng mà lại chỉ lấy gen kìm hãm tăng trưởng từ hổ bố. Vì vậy trọng lượng của chúng khá thấp lùn. Tuy nhiên, từng xuất hiện trường hợp hổ sư sở hữu cân nặng khủng lên đến 363kg, chiều cao vai là 1,32m, dài toàn thân là 3,5m.
Số lượng hổ sư hiện tại ít hơn sư hổ. Hổ sư giống với các giống mèo lai, thường bị dị tật thần kinh, vô sinh, viêm khớp, suy nội tạng, ung thư, tuổi thọ ngắn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Lão nông đào giếng trong vườn phát hiện 102 kg vàng, tưởng phát tài kết cục nhận về gần 2 triệu đồng
CLIP: Cuộc chiến khốc liệt, chim "sát thủ" xuất chiêu mổ mù mắt rắn độc
CLIP: Cuộc chiến sinh tử giữa tắc kè hoa và rắn boomslang, cái kết đầy bi kịch
Hé lộ tên gọi đầu tiên của Hà Nội mà nhiều học sinh giỏi Sử còn không biết!
CLIP: Chú chó anh hùng, liều mình tấn công rắn độc để cứu chim non
Đập thuỷ điện lớn nhất thế giới có loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới: Nặng tới hơn 700 kg