Khám phá

Bí mật về loài sinh vật kỳ dị dù bị cá mập cắn xé cũng không chết

Loài sinh vật kỳ dị này sống ở đáy đại dương, cơ thể chúng có cấu tạo vô cùng đặc biệt giúp hạn chế tối đa việc tổn thương nội tạng khi bị cá mập tấn công.

Màn thoát chết thần kì của linh dương trước cá sấu / Chờ 'thủy quái' mải mê săn mồi, cá mập lao ra đánh úp rồi làm thịt

Cá mập được mệnh danh là “sát thủ đại dương” bởi những vết cắn hiểm hóc. Tuy nhiên, khi gặp sinh vật này thì cá mập cũng phải ngán ngẩm.

Đó chính là cá mù hay còn được gọi với cái tên “lươn nhớt”. Đây là một loại sinh vật kỳ lạ bởi thị lực của chúng rất kém, chúng không thể nhìn rõ mọi vật. Tuy nhiên, nhờ có cơ thể đặc biệt nên dù bị “sát thủ đại dương” tấn công thì chúng cũng không hề hấn gì.

Các nhà khoa học đang gặp khó khăn trong việc phân loại sinh vật này bởi không biết xác định chúng thuộc ngành động vật có xương sống hay không. Nhìn bề ngoài, loài sinh vật này giống lươn, thuộc lớp cá không hàm.

Cá mù là loài sinh vật kỳ bí dù bị cá mập tấn công cũng không hề hấn gì

Cá mù là loài sinh vật kỳ bí dù bị cá mập tấn công cũng không hề hấn gì

Khi bị tấn công bất ngờ, cá mù có cách tự vệ rất dị thường đó là phun ra một lượng lớn chất nhờn vào đối phương. Chính vì vậy mà loài cá này còn được biết đến như bậc thầy tiết chất nhờn. Kể cả những kẻ săn mồi lão luyện dưới đại dương cũng rất hiếm khi bắt được loài cá này.

bi mat ve loai sinh vat k
Cá mù có cách tự vệ rất dị thường
Cơ chế phòng thủ bí mật

Bên cạnh việc phòng thủ bằng cách tiết chất nhờn thì cá mù còn có một kiểu cơ chế phòng thủ nữa. Lớp da mềm dẻo và linh hoạt của cá mù sẽ giúp chúng hạn chế tối đa nhất những tổn thương.

Các nhà khoa học nhận thấy dù da của cá mù có bị cắn rách thì chúng cũng không bị tổn thương nội tạng nghiêm trọng. Da của lươn nhớt có độ chùng nhất định, do đó khi bị kẻ thù tấn công thì hàm răng của chúng cũng chỉ sượt qua cơ thể lươn nhớt. Đó cũng là lý do khiến nhiều kẻ săn mồi chán nản khi gặp lươn nhớt.

Da của lươn nhớt gồm 3 lớp, không có vảy. Thực tế, da của lươn nhớt cũng không bền chắc hơn nhiều các loài cá bống biển hay cá hồi vân. Mà bí mật phòng vệ của lươn nhớt nằm ở chỗ sự chùng nhão linh hoạt của da.

 

“Độ chùng lớn kết hợp khoảng tiếp xúc tối thiểu giữa da và các cơ thịt cho phép cơ thể của cá hagfish không bị thương tổn ngay cả khi da bị rách", phó giáo sư sinh vật học tại Đại học Chapman (Mỹ) Douglas Fudge chia sẻ.

bi mat ve loai sinh vat k
Nhờ có lớp da linh hoạt mà cá mù hạn chế được những tổn thương nghiêm trọng khi bị kẻ săn mồi tấn công

Chính bởi lớp da lỏng lẻo nên cá mù vẫn có thể sống sót dù bị cá mập Mako tấn công. Các nhà khoa học đã thực hiện thử nghiệm bằng cách lắp đặt răng của cá mập Mako, đặt xác cá mù vào bên trong mô hình và tiến hành thử nghiệm cắn rách da. Kết quả cho thấy dù da của cá mù bị cắn rách nhưng cơ bắp dưới da lại không hề tổn thương và cá mù vẫn sống sót sau cú đớp của cá mập Mako.

Chất nhờn có thể tạo thành loại vải siêu bền trong tương lai

Ngoài khả năng tự vệ ấn tượng thì cá mù còn có những đặc điểm đặc biệt. Chất nhờn của loài cá này có thể trở thành sợi trong tương lai. Sở dĩ như vậy là vì chất nhờn của cá mù có chứa hàng chục ngàn sợi protein vô cùng mảnh mai, nhỏ hơn tóc người khoảng 100 lần.

bi mat ve loai sinh vat k
Chất nhờn của cá mù có thể tạo thành loại vải siêu bền trong tương lai

Có khả năng sống trong nhiều tháng mà không cần thức ăn

Do quá trình trao đổi chất chậm và hấp thu dinh dưỡng qua da nên cá mù có khả năng sống trong nhiều tháng mà không cần thức ăn.

 

Mặt khác, cá mù còn có lượng máu khổng lồ, bao quanh cơ thể ở áp suất gần như không cao hơn với vùng nước xung quanh giúp loài vật này giảm tối đa tình trạng mất máu khi bị kẻ săn mồi tấn công.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm