Bí mật về loài thú bề ngoài nhỏ xinh, đáng yêu nhưng có khả năng làm ‘chuyện ấy’ lâu nhất hành tinh
Chuột tấn công tới tấp như muốn "ăn tươi nuốt sống" rắn hổ mang chúa / Ếch thoát chết thần kỳ dù bị rắn cắn chân
Thời gian giao phối là yếu tố quan trọng quyết định khả năng sinh sản của sinh vật. Trong thế giới động vật, cầy hương Madagascar có thể chỉ là một loài nhỏ bé, sở hữu vẻ ngoài vô hại. Nhưng thực tế chúng lại là loài có thời gian giao phối lâu nhất hành tinh hiện nay.
Mỗi lần cầy hương Madagascar làm “chuyện đó” sẽ tiêu tốn đến 8 giờ đồng hồ. Tại sao chúng lại “đốt sức” một cách dã man như vậy?
Ảnh minh họa
Theo các nhà khoa học, cầy hương Madagascar xem việc giao phối kéo dài là một chiến lược. Nhờ đó mà chúng tìm được bạn tình đực phù hợp, cũng cải thiện đáng kể chất lượng con cái. Cụ thể, việc giao phối lâu sẽ loại bỏ những con đực không phù hợp, giảm khả năng khiếm khuyết di truyền, chọn lọc ra cá thể có gen tốt.
Ngoài ra, việc này cũng giúp con đực có cơ hội được giao phối nhiều hơn, tăng số lượng cầy hương Madagascar con sau này. Điều kiện sống ở đảo Madagascar đã khiến loài cầy này phải tìm ra cách giao phối đó để thích ứng, đối phó. Việc “ân ái” kéo dài sẽ tăng khả năng thành công trong giao phối và sự sống sót cho con cái.
Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, cầy hương Madagascar có hệ thống xã hội phức tạp, một con đực sẽ sống cùng nhiều con cái. Khi đã nhắm trúng con đực nào, cầy hương cái sẽ chọn giao phối với đối phương trong thời gian dài.
Vào mùa giao phối, cầy hương Madagascar đực sẽ phát ra âm thanh kêu gọi bạn tình. Khi bắt đầu “lâm trận”, cầy đực sẽ bám chặt cầy cái, áp dụng nhiều tư thế trong suốt hàng tiếng đồng hồ giao phối. Các chuyên gia tin rằng hành động này thể hiện mong muốn sinh sản mạnh mẽ và mối liên kết chặt chẽ của cầy hương Madagascar.
Nhiều người vẫn nghĩ cầy hương Madagascar làm “chuyện ấy” trong 8 tiếng liên tục. Thực tế không phải vậy, trong thời gian đó chúng “làm” nhiều lần, mỗi lần chỉ trong thời gian ngắn mà thôi. Vì thời tiết khí hậu ở Madagascar nóng ẩm nên loài cầy này cần tiết kiệm nặng lượng và nước, không dám bung sức quá nhiều cho việc giao phối như vậy.
Thêm một yếu tố đặc biệt, việc giao phối kéo dài giúp cầy hương Madagascar đực loại bỏ tinh trùng của đối thủ trước chúng bởi một con cái có thể làm “chuyện ấy” với nhiều con đực.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…