Khám phá

Bí mật về sự giết chóc linh hồn tượng cổ Ai Cập

Nếu đã từng tìm hiểu và dành thời gian theo dõi các phim tài liệu về Ai Cập cổ đại, chắc hẳn bạn sẽ ít nhiều nhận ra rằng, phần lớn các bức tượng được khai quật bị vỡ mũi, mất tai... Nhiều người cho rằng, việc này là do quá trình khai quật hay bởi niên đại xa xưa của những cổ vật.

Tham quan công viên núi lửa, du khách nhặt được viên kim cương 2,23 cara / Bí ẩn chuyện cây cổ thụ bị xiềng xích chằng chịt suốt hàng trăm năm

Tuy nhiên, ẩn chứa sâu trong đó là cả một bí mật về hành động phá hoại có chủ đích.
Một bức tượng Ai Cập cổ bị mất mũi, được trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, New York. Ảnh: Metropolitan Museum.

Mới đây, Edward Bleiberg - quản lý phòng trưng bày nghệ thuật Ai Cập thuộc bảo tàng Brooklyn, Mỹ đã có những chia sẻ với CNN về câu chuyện "Tại sao nhiều bức tượng Ai Cập cổ đại bị vỡ mũi?"

"Người Ai Cập cổ đại tin rằng, linh hồn của các vị thần hoàn toàn có thể cư ngụ trong một bức tượng, thậm chí linh hồn của người đã khuất cũng vậy. Các bức tượng hay phù điêu là cánh cửa giao thoa giữa thế giới siêu nhiên và thế giới thực, giúp người đang sống có thể giao tiếp với những linh hồn đó. Và nếu muốn tước đi sức mạnh của thánh thần hay những linh hồn ẩn náu trong tượng thì cách duy nhất là phá hủy chúng", ông Edward Bleiberg chia sẻ.

Nếu bị vỡ mũi, linh hồn cư ngụ trong các bức tượng sẽ không thể thở được và chết đi. Ảnh: Metropolitan Museum.

Lý giải việc nhiều bức tượng bị vỡ mũi hay mất tai, ông Edward cho hay, nếu tượng bị mất mũi, linh hồn trong đó sẽ không thể thở và chết đi, còn nếu đập tai thì linh hồn cư ngụ trong đó không thể nghe thấy được lời cầu nguyện. Ngoài ra, nếu đập vỡ cánh tay phải của bức tượng thì linh hồn sẽ chẳng thể nhận được lễ vật của con người.

"Vậy ai là những kẻ làm ra chuyện này? Câu trả lời rất đơn giản, đó là những kẻ trộm mộ. Chúng muốn lấy đi những vật phẩm quý giá nhưng cũng lo sợ sẽ bị các linh hồn trả thù và thánh thần trừng phạt. Chính vì thế, chúng đập vỡ mũi để các linh hồn không thở được rồi chết đi", ông Edward nói.

Các tài liệu cổ cũng chỉ ra rằng, các pharaoh xưa từng đốt tượng sáp mô phỏng các binh lính hay gây gổ với nhau. Điều này thể hiện sự đe dọa, nếu người Ai Cập nào làm tổn thương đồng bào của mình, họ sẽ bị pharaoh trừng phạt. Sau này, người phương Tây đến Ai Cập và cũng phá hủy rất nhiều bức tượng, nhằm ngăn " những con quỷ ngoại đạo" hồi sinh.

Được biết, trong lịch sử Hy Lạp, La Mã hay đế chế Ba Tư cũng từng có hành động phá vỡ mũi tương tự. Tuy nhiên, theo nhà sử học Mark Bradley thuộc Đại học Nottingham, Anh, thì việc đập mũi trong văn hóa các quốc gia này không phải là để giết tượng như ở Ai Cập, mà biểu thị sự nhạo báng, sỉ nhục mà họ áp dụng lên các tội nhân.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm