Bí mật về thế giới ngầm bên dưới kim tự tháp bậc thang ở Ai Cập
Bữa tiệc “vàng ròng” của Từ Hy Thái hậu có gì đặc biệt? / Những hình phạt ghê rợn cho tội ngoại tình của phụ nữ Trung Quốc cổ
Pharaoh Djoser cho xây dựng hoàn thành công trình đồ sộ chưa từng có tiền lệ như vậy là thành công to lớn. Vì thế, ngày quần thể kim tự tháp bậc thang Djoser hoàn thành, đánh dấu khoảnh khắc thay đổi lịch sử Ai Cập cổ đại.
Trước tiên, kim tự tháp bậc thang Djoser ghi dấu trong lịch sử Ai Cập cổ đại, là nhà mồ đơn giản. Nhưng lúc xây dựng, kiến trúc sư Imhote đã quyết định xây dựng hoành tráng hơn.
Các chuyên gia đều nhất trí rằng nó là thành quả biến đổi từ nhà mồ đơn giản, phát triển thành cấu trúc kim tự tháp bậc thang.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt của kim tự tháp bậc thang Djoser không nằm trên mặt đất, mà nằm ngầm trong lòng đất. Bên dưới kim tự tháp bậc thang, thợ xây cổ đại đã tạo ra không gian ngầm dài khoảng 5,7 km, với các căn phòng, phòng trưng bày, nhà kho và đường hầm phức tạp.
Cách đây khoảng 4.700 năm, không có kiến thức về bánh xe, ròng rọc, chỉ bằng công cụ đơn giản như gậy và đá mà người xưa đã đào bới và xây dựng nên một không gian ngầm trải dài khoảng 5,7 km.
Phần chính giữa không gian ngầm khổng lồ dẫn tới kim tự tháp trên mặt đất. Bên dưới kim tự tháp bậc thang Djoser, có 1 hành lang chính và 2 hành lang song song cách nhau khoảng 365m nối tới khoảng 400 căn phòng.
Thế giới ngầm này có mạng lưới đường hầm và đường trục phức tạp bao quanh. Cho nên, kim tự tháp bậc thang Djoser độc đáo hơn mọi kim tự tháp khác ở Ai Cập.
Không ai biết vì sao sau Djoser, không pharaoh nào cho xây dựng công trình kỹ vĩ như thế. Mục đích chính xác của không gian ngầm rộng lớn vẫn là bí ẩn, mặc dù các nhà Ai Cập học tạm cho rằng đó là cung điện ngầm đại diện của Pharaoh Ai Cập.
Đến nay, các nhà Ai Cập học vẫn chưa tìm ra bằng chứng cách xây dựng kim tự tháp bậc thang này. Tuy nhiên, họ đoán rằng người xưa đã dùng đường dốc để nâng những khối đá khổng lồ lên nhà mồ tạo thành kim tự tháp 6 nấc thang. Người ta hình dung ra nhiều dạng đường dốc nhưng không tìm ra bằng chứng cụ thể nào gần kim tự tháp.
Cac nhà nghiên cứu cho rằng người xưa đã dùng các thiết bị phức tạp như con lăn để di chuyển những khối đá lớn.
Hơn nữa, khu quần thể kim tự tháp cũng là bí ẩn về công cụ của thợ xây kim tự tháp bậc thang tại Saqqara dùng để đào bới thành 5,7 km đường hầm, căn phòng và đường trục. Chưa tìm thấy bằng chứng hay tài liệu nào về quá trình xây dựng ngầm.
Kỳ lạ thay, dạng kiến trúc này cũng không được xây dựng lặp lại trong lịch sử Ai Cập. Thợ xây Ai Cập cổ đại đã sớm xây dựng nên công trình mang tính cách mạng mà không để lại bút tích nào.
Cũng như Đại kim tự tháp Giza, kim tự tháp bậc thang Djoser đặt ra vô số câu hỏi về cách thức và mục đích xây dựng mà khoa học hiện đại vẫn chưa thể giải đáp. Cho nên, các kim tự tháp Ai Cập vẫn mãi là điều bí ẩn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào