Khám phá

Bị mỉa mai rảnh rỗi, người nông dân vẫn quyết đào cây gỗ đen lên, ai ngờ lại là báu vật 1.752 tỷ

Bất chấp những lời bàn tán không hay, người nông dân vẫn quyết tâm đào cây gỗ đen kì lạ lên bằng được, không ngờ rằng bản thân đã 'trúng số' hàng ngàn tỷ đồng.

Từ Hi Thái hậu chết, miệng ngậm viên dạ minh châu, Càn Long ngậm miếng ngọc tạc hình ve sầu, vì sao Võ Tắc Thiên lại ngậm miếng gỗ? / Vào thời Trung Hoa cổ đại, tại sao các hoàng đế thường đặt những thanh gỗ cạnh giường mỗi đêm khi thị tẩm phi tần?

Vào tháng 9/2013, trong lúc đi ven sông thì người nông dân tên Lương Tài sống ở thị trấn Tây Cương, huyện Tu Thủy, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc đã phát hiện một cây gỗ đen trồi lên khỏi lớp phù sa. Sau đi đến gần, anh kinh ngạc khi phát hiện khúc gỗ này dù bị ngâm nước lâu nhưng không hề có mùi khó chịu, thậm chí còn tỏa hương thơm thoang thoảng.

amtram1
Bị mỉa mai rảnh rỗi, người nông dân vẫn quyết đào cây gỗ đen lên
amtram3
Bất chấp lời dị nghị xung quanh, Lương Tài quyết đào khúc gỗ đen sì lên

Cho rằng rất có thể đây là gỗ quý, Lương Tài đã thuê máy xúc, máy cẩu đến bờ sông để đào khúc gỗ này lên. Người xung quanh thấy anh cật lực đào khúc gỗ đen sì thì mỉa mai là "vô công rỗi nghề", tuy nhiên anh không quan tâm đến những lời nói đó. Cuối cùng, sau 2 ngày khó nhọc, cùng với sự hỗ trợ của máy móc và con người thì cây gỗ khổng lồ dài 24m cũng chính thức lộ diện.

Cần nhiều máy móc và nhân lực mới vớt được khúc gỗ lên bờ

Các chuyên gia nhanh chóng có mặt tại hiện trường và khám nghiệm kĩ lưỡng. Họ kết luận cây gỗ này là gỗ âm trầm khoảng 1.000 năm tuổi, giá trị lên đến 500 triệu NDT (khoảng 1.572 tỷ đồng). Họ cũng khuyên anh Lương giao cây gỗ này cho chính quyền và hứa sẽ bồi thường một số tiền nhất định cho người nông dân này.

Gỗ âm trầm cứng như đá, chống mối mọt tuyệt đối, lại có giá trị nghiên cứu cao nên cực kì đắt đỏ

Sở dĩ gỗ âm trầm đắt là vì nó có niên đại hàng nghìn năm, trải qua quá trình cacbon hóa nên cứng như đá, thớ mịn, hoàn toàn chống mối mọt và có một mùi thơm thoang thoảng đặc trưng. Không chỉ có giá trị sử dụng mà gỗ âm trầm còn chứa đựng giá trị nghiên cứu cao. Do đó mà nó được xếp vào danh sách “Đông Phương thần mộc”, là một trong những loại gỗ quý hiếm và đắt đỏ nhất trên thế giới.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm