Bị sư tử vây kín, lợn hoang dùng "tuyệt kỹ" trốn thoát đơn giản tới khó tin
Clip: Tiếp cận bầy cầy Mangut con, rắn độc Mamba đen nhận cái kết không thể đắng hơn / Clip: Cuộc đụng độ giữa Cầy Mangut và Nhím, khi kẻ đi săn không thành công
Sư tử là loài có tỷ lệ săn mồi thành công cao nhất trên đồng cỏ châu Phi nhờ chúng áp dụng hiệu quả chiến thuật "giăng bẫy" đón lõng con mồi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sư tử vẫn để sổng kẻ địch một cách vô cùng khó tin.
Đoạn video đầy kịch tính dưới đây ghi lại cảnh bầy sư tử ở vườn quốc gia Kruger (Nam Phi) đang bao vây và săn đuổi một con lợn hoang.
Con vật tội nghiệp không hề biết rằng nó đã bị bầy sư tử theo dõi. Nó thản nhiên tới uống nước tại một con sông kế bên mà chẳng có chút đề phòng. Trong khi đó, bầy sư tử lẳng lặng tiến đến, tự động phân tán tạo nên một vòng vây.
Khi một con sư tử mở đầu cuộc tấn công, cũng là lúc cả đàn cùng xông tới. Lúc này, con lợn mới giật mình và bỏ chạy "hết tốc lực" về hướng ngược lại. Tuy nhiên, đây cũng là lúc cuộc đi săn đón nhận kết quả bất ngờ nhất.
Không biết rằng do lợn quá hoảng sợ, hay do bầy sư tử đã chủ quan, mà màn rượt đuổi của chúng kết thúc cực kỳ chóng vánh, với phần thắng thuộc về kẻ có tốc độ vượt trội.
Có thể thấy rằng mặc dù đã bao vây và thu hẹp đáng kể khoảng cách, xong bầy sư tử vẫn không thể nào bắt kịp tốc độ của con mồi, và nhanh chóng bỏ cuộc. Đây là trường hợp khá hy hữu xảy ra trong tự nhiên, vì sư tử được cho là có tốc độ cao hơn và khả năng bứt tốc không thua kém so với các loài lợn rừng.
Theo các tài liệu, mặc dù có sải chân tương đối ngắn, song lợn hoang có thể duy trì vận tốc đáng nể là khoảng 55km/h ở quãng ngắn. Trong khi đó, một con sư tử trưởng thành có thể duy trì tốc độ lên tới 80km/h.
Dẫu vậy, rõ ràng không phải lúc nào sư tử cũng chiến thắng lợn hoang trên chặng đua marathon. Đó là vì chạy trốn luôn là bản năng tự vệ cơ bản của lợn khi đối đầu với các loài săn mồi.
Đây cũng là giống lợn duy nhất thích nghi với môi trường có bãi cỏ và thảo nguyên, thay vì rừng rậm như một số loài lợn rừng. Chúng là loài ăn tạp. Bên cạnh cỏ, rễ cây, các loại trái cây, vỏ cây, nấm,... chúng còn có thể ăn côn trùng, trứng và xác chết của các loài động vật.
Đặc điểm nhận dạng của lợn hoang là hai cặp răng nanh nhô ra khỏi miệng và cong lên phía trên. Nhờ cấu trúc này cho phép lợn bướu không chỉ đào đất hiệu quả, mà còn có thể chiến đấu với những con lợn khác, cũng như chống lại kẻ săn mồi.
Đặc biệt là nếu lợn mẹ đang nuôi con, chúng sẽ trở nên vô cùng hung hăng để bảo vệ đàn con nhỏ. Đôi khi, lợn mẹ sẵn sàng rượt đuổi và thậm chí làm bị thương những kẻ săn mồi lớn.
- Video: Bị sư tử vây kín, lợn hoang dùng "tuyệt kỹ" trốn thoát đơn giản tới khó tin.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao rắn lại sợ lươn? Hé lộ khả năng đặc biệt của lươn
Vớ được khối bầy nhầy bẩn thỉu, người đàn ông không ngờ đây là báu vật 35 tỷ giúp mình đổi đời sau một đêm
Để giải quyết những vấn đề 'sinh lý', người xưa đã phát minh ra một căn phòng như vậy, địa vị phụ nữ thấp đến đáng thương
Long bào của Tần Thủy Hoàng là màu đen, vì sao sau này không có hoàng đế nào dám mặc? Lý do rất thực tế
CLIP: Cuộc đối đầu nảy lửa giữa chó Pitbull và cá sấu, cái kết đầy bất ngờ
Trong số 5 người có chỉ số IQ cao nhất lịch sử Trung Quốc cổ đại, Gia Cát Lượng chỉ có thể đứng cuối
Ảnh cắt từ clip