Biển kín lớn thứ 4 thế giới biến mất hoàn toàn, trơ đáy khô cằn
Những loài trăn sinh ra đã được quyết định thành quái vật khổng lồ / Kinh hoàng cuộc đời “dị nhân” ăn gan người trả thù cho vợ
Phóng viên New York, Times có mặt ở Muyank, Uzbekistan trong một ngày có một ngày gió bão đổ bộ. Điều này khiến nhà sinh thái học địa phương Gileyboi Zhyemuratov lại càng thêm buồn.
Biển Aral nay đã biến mất hoàn toàn.
Cứ mở cửa ra là thấy mọi thứ trắng như được bao phủ trong tuyết", người đàn ông 57 tuổi nói. Ông Zhyemuratov là hậu duệ của thế hệ ngư dân ở Muyank, những người quyết ở lại thị trấn dù không còn cá.
Trong suốt 3 ngày, cơn bão quần thảo và cô lập hoàn toàn thị trấn Muynak với thế giới bên ngoài. Ít người biết rằng đây là khu vực từng có vùng biển kín lớn thứ 4 thế giới. Gọi là biển kín vì chúng nằm tách biệt với biển và các đại dương, nhưng có độ mặn tương đương đại dương.
Du khách tắm ở hồ nước tại nơi từng là đáy biển Aral.
Vladimir Zuev, một cựu phi công Nga, hiện là hướng dẫn viên du lịch trong khu vực, tỏ ra đã quen với điều kiện sống ở Muyank.
"Không thể nhìn thấy gì", Zuev nói. "Muối khô bị cuốn theo những ngọn gió, chúng dính chặt vào da và rất khó để lau sạch. Kể cả rửa bằng nước cũng không ăn thua", ông mô tả.
Điều đáng ngạc nhiên là khu vực đang dần lụi tàn như Muyank lại đặc biệt thu hút khách du lịch trong những năm qua. “Mọi người muốn đến xem thảm họa sinh thái học”, Vadim Sokolov, người đứng đầu Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Biển Aral ở Uzbekistan cho biết.
Mảnh đất khô cằn, chỉ còn đất và đá này từng là nơi những con sóng xô nhau trùng trùng lớp lớp. Nay những chiếc thuyền gỉ sét bị bỏ mặc dưới nắng trở thành địa điểm chụp hình của khách du lịch
Ali và Poline Belhout, cặp đôi đến từ thủ đô Paris, Pháp, quyết định dừng chân vài ngày ở Muynak trong hành trình du lịch vòng quanh thế giới. “Thật buồn khi biết rằng nơi này từng là biển, giờ chỉ còn là nghĩa địa của tàu thuyền”, Belhout nói.
Biển Aral thực tế đã dần biến mất từ cách đây 25 năm trước. 5 nước thuộc khu vực Trung Á khi đó đã không thể thống nhất được giải pháp, bao gồm nguồn phân phối nước.
Nguyên nhân khiến Biển Aral cạn nước được cho quyết định của lãnh đạo Liên Xô Nikita S. Khrushchev cách đây hơn 60 năm. Đó là khi Khrushchev quyết định công nghiệp hóa nền nông nghiệp ở vùng Trung Á, dù vùng đất này thường xuyên đối mặt với thời tiết khô cằn.
Hai dòng sông Amu Darya và Syr Darya, vốn cấp nước cho Biển Aral, bị khai thác triệt để nhằm tưới tiêu cho những cánh đồng lúa mì và bông vải. Cách thức canh tác lạc hậu thời kỳ đó làm thất thoát đến 80% lượng nước phục vụ tưới tiêu.
Người dân làng Akespe, Kazakhstan, dọn cát bị gió cuốn bao trùm khu vực mỗi ngày.
"Mục tiêu chính hiện tại là giảm thiểu tác động của thảm họa cạn Biển Aral", Boriy B. Alikhanov, lãnh đạo đảng Hành động vì Sinh thái học của Uzbekistan, nói. "Trong suốt chiều dài lịch sử hiện đại của nhân loại, hiện tượng cả một vùng biển biến mất chưa bao giờ xảy ra chỉ trong một thế hệ", ông nói.
Trong khi đó, Helena Fraser, người đứng đầu Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc ở Uzbekistan nói: “Đây không chỉ là thảm kịch, mà còn thể hiện mối nguy hiểm diễn ra ngay trước mắt chúng ta”.
Thật đáng buồn khi biết rằng Muyank từng là cảng biển nhộn nhịp với 25.000 người sinh sống. Ước tính 20% lượng cá tiêu thụ ở Liên Xô khi đó đến từ 30 loài cá trên Biển Aral.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Để giải quyết những vấn đề 'sinh lý', người xưa đã phát minh ra một căn phòng như vậy, địa vị phụ nữ thấp đến đáng thương
CLIP: Rắn hổ mang kẹt đầu trong lon bia và hành trình giải cứu đầy kịch tính
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động
Lăng Tần Thủy Hoàng không ai dám đào bới bí ẩn ẩn chứa bên trong, nhìn ảnh vệ tinh lại phải 'than trời' cho trí tuệ của người xưa
CLIP: Ngựa vằn bỏ mạng khi chạm trán bầy cá sấu hung dữ trong cuộc vượt sông