Bọ cạp đối đầu nhện tarantula, kẻ nào sẽ chiến thắng? Các nhà khoa học đã có câu trả lời
Sông Amazon có gì đáng sợ đến thế? Đọc xong mới hiểu chẳng trách chẳng có ai dám bước xuống! / Hoàng đế tổ chức "đám cưới ma" cho Vương hậu khiến nhiều người rùng mình, song lý do đằng sau lại khiến người đời ngưỡng mộ
Bọ cạp và nhện tarantula là hai loài thuộc lớp chân đốt cổ đại đã có mặt trên Trái đất hàng trăm triệu năm - thậm chí trước cả thời khủng long.
Và câu hỏi về việc bên nào sẽ thắng trong một cuộc chiến đã trở thành chủ đề của rất nhiều video trên YouTube, các diễn đàn trực tuyến và thậm chí cả các bài nghiên cứu.
Với hơn 900 loài tarantula và 2.500 loài bọ cạp được tìm thấy trên toàn thế giới, kẻ chiến thắng phụ thuộc vào chủng loại. Điều này liên quan đến ba yếu tố: kích thước, tốc độ và nọc độc.
Hãy chọn “đấu sĩ” của bạn
Trong tự nhiên, bọ cạp và tarantula hiếm khi đối đầu nhau, nhưng chúng sẽ chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ của mình hoặc bảo vệ bản thân và đôi khi chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau.
Thoạt nhìn, cuộc chiến có vẻ đồng đều. Bọ cạp và tarantula thường là những kẻ săn mồi phục kích "nằm im và chờ" con mồi của chúng. Cả hai đều được trang bị vũ khí cực mạnh.
Với Team Scorpion, chúng ta có bộ giáp cứng rắn, vốn là một bộ xương ngoài được làm từ các lớp kitin chồng lên nhau, một loại protein tương tự như keratin trong móng tay của chúng ta.
Bọ cạp cũng có càng để bắt và xé con mồi, chúng có thể sử dụng để kẹp vào tarantula. Một trong những loài bọ cạp lớn nhất thế giới, bọ cạp rừng khổng lồ (Heterometrus swammerdami), có thể dài tới 22 cm và có thể sử dụng những chiếc càng mạnh mẽ để nghiền nát một con tarantula.
Bọ cạp rừng khổng lồ
May mắn thay, trong một tình huống khó khăn, một con tarantula có thể hy sinh chân của mình để thoát ra ngoài và mọc lại chân khi nó tiếp tục lột xác.
Các loài nhện trong Team Tarantula cũng có lợi thế về kích thước. Ví dụ như loài nhện săn chim goliath (Theraphosa blondi) ở Nam Mỹ, có chiều dài cơ thể ấn tượng là 12 cm, với đôi chân dài gần 30 cm (bằng kích thước của một trang A4).
Nhện Goliath
Dù nhận không có càng, nhưng chúng được bù đắp bằng những chiếc răng nanh có đầu nhọn, giúp chúng có thể dễ dàng đâm xuyên qua kitin và gây ra những vết thương do đâm thủng cực kỳ đau đớn.
Nhiều loài tarantula có một lớp bảo vệ đặc biệt khác là lông, những sợi lông gai mọc ra từ bụng để chống lại những kẻ tấn công. Những sợi lông này có thể gây kích ứng nghiêm trọng cho da và mắt của động vật có vú; tuy nhiên, chúng sẽ vô hiệu trước bộ xương cứng rắn của bọ cạp.
Siêu vũ khí: nọc độc
Tuy nhiên, sức mạnh không phải là vũ khí chính của chúng. Bọ cạp và tarantula có một siêu vũ khí: nọc độc. Bọ cạp chích nọc độc qua ngòi ở đuôi, trong khi tarantula chích qua nanh.
Cả nọc nhện và bọ cạp đều là những loại phức tạp gồm hàng nghìn phân tử khác nhau chủ yếu nhắm vào hệ thần kinh. Chúng đã được điều chỉnh qua hàng trăm triệu năm tiến hóa để hoạt động nhanh, mạnh mẽ và có chọn lọc, cho phép chúng bắt con mồi (thường là côn trùng) và tự vệ khỏi những kẻ săn mồi (chẳng hạn như chuột và chim).
Mặc dù nhện có tiếng là đáng sợ hơn, nhưng thực sự thì nọc độc của bọ cạp mới là thứ mà bạn nên lo lắng. Ước tính có hơn 1 triệu người bị bọ cạp chích mỗi năm, dẫn đến hơn 3.000 trường hợp tử vong trên toàn thế giới.
Deathstalker có càng rất mảnh mai nhưng cực độc
Theo nguyên tắc chung, càng bọ cạp càng nhỏ thì nọc độc càng mạnh. Ví dụ, bọ cạp tử thần deathstalker (chi: Leiurus) có càng mảnh mai, nhưng nọc độc mạnh của chúng chứa đầy chất độc gây kích ứng quá mức cho hệ thần kinh, dẫn đến tổn thương cơ tim, phù phổi và sốc tim. Nói cách khác, tim của bạn không thể bơm đủ máu đến các cơ quan quan trọng như não và thận.
Trong khi đó, nọc độc tarantula thường không được coi là nguy hiểm đối với con người, chưa có trường hợp tử vong nào được ghi nhận cho đến nay.
Một con nhện ornamental tarantula tím có vết cắn cực kỳ đau đớn
Một nhóm tarantula bạn nên để ý là ornamental tarantula (chi: Poecilotheria), được tìm thấy ở Đông Nam Á. Những con nhện sống trên cây này có màu sắc rực rỡ, di chuyển với tốc độ cực nhanh và tiêm một lượng lớn nọc độc cực mạnh, gây đau đớn tột độ và chuột rút có thể kéo dài hàng tuần.
Kích thước và tốc độ
Nọc độc thường tác động nhanh, vì vậy kẻ nào đủ nhanh để ra đòn đầu tiên trong trận chiến sẽ có lợi thế lớn.
Sử dụng video tốc độ cao, các nhà khoa học phát hiện một loài bọ cạp deathstalker (Leiurus quinquestriatus) có thể quất đuôi với tốc độ 128 cm / giây khi tấn công.
Bọ cạp deathstalker
Một nghiên cứu khác cho thấy loài tarantula Texas nâu (Aphonopelma hentzi) có thể chạy với tốc độ tương tự.
Chắc chắn kích thước cũng đóng một vai trò quan trọng trong trận chiến này. Con vật càng lớn, liều lượng nọc độc cần tác động lên nó càng lớn.
Một số nghiên cứu đã ghi nhận bọ cạp săn những con nhện nhỏ hơn. Ở Tây Úc, bọ cạp hang xoắn (Isometroides vescus) chuyên săn các loài nhện sống trong hang, chẳng hạn như nhện cửa sập và nhện sói.
Tuy nhiên, kết quả có thể ngược lại đối với những con nhện lớn. Một số tarantula được biết đến là kẻ săn bọ cạp.
Một nghiên cứu nhận thấy rằng ở các ngôi làng trên Bán đảo Yucatán với mật độ nhện tarantula cao, bọ cạp vắng bóng một cách rõ rệt. Khi các nhà nghiên cứu đưa nhện gai đỏ địa phương Mexico (Tliltocatl vagans) và bọ cạp vỏ cây (loài Centruroides) vào phòng thí nghiệm, họ phát hiện tarantula đã ăn thịt bọ cạp trong tất cả lần thử nghiệm, bất kể con nào tấn công trước.
Nhện gai đỏ Mexico
Tương tự như vậy ở Mỹ, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận được những con tarantula lông vàng Arizona (Aphonopelma chalcodes) săn và ăn thịt bọ cạp. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm với những loài này cho thấy nếu bọ cạp có thể chích được nhện trước tên, con nhện sẽ rút lui.
Khắc phục nọc độc của bọ cạp
Cả nhện tarantula lông vàng Arizona và nhện tarantula đỏ Mexico đều được coi là vô hại đối với con người, nhưng bọ cạp vỏ cây lại có nọc độc mạnh, có khả năng gây chết người.
Vậy làm cách nào loài nhện khắc phục những vết đốt chết người của bọ cạp vỏ cây?
Hãy coi chừng bọ cạp vỏ cây, vết đốt của chúng có thể gây chết người - nhưng không gây ảnh hưởng lớn đến tarantula
Kẻ săn mồi và con mồi luôn ở trong một cuộc chạy đua vũ trang tiến hóa, cố gắng phát triển các chiến lược khắc chế vũ khí của nhau để tồn tại. Ví dụ, một động vật ăn bọ cạp vỏ cây là chuột châu chấu, đã tiến hóa những đột biến rất nhỏ trong hệ thống thần kinh của nó khiến chất độc của bọ cạp kém hiệu quả hơn nhiều, do đó bảo vệ loài chuột này trước nọc độc chết người.
Một nghiên cứu khác cho thấy một số độc tố nọc độc của bọ cạp có tác động trên dây thần kinh tarantula, nhưng ít hơn so với dây thần kinh của côn trùng và động vật có vú. Điều này có nghĩa là tarantula cũng có thể có các đột biến tiến hóa để giúp bảo vệ chúng khỏi nọc độc của bọ cạp, thậm chí có thể là biện pháp tự nhiên để giải độc nọc độc của bọ cạp trong haemolymph của một số loài tarantula (haemolymph tương đương như máu của loài nhện).
Nhìn chung, cuộc chiến của các loài nhện và bọ cạp phụ thuộc vào kích thước, tốc độ và nọc độc của các đối thủ - nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng tarantula có lợi thế chiến thắng hơn so với bọ cạp, vì vậy, nếu phải đặt cược, hãy chọn tarantula.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trái đất xuất hiện vết rách khổng lồ, quốc gia lớn thứ 2 thế giới sợ hãi cảnh báo đại thảm họa
Loài động vật quý hiếm cả thế giới chỉ Việt Nam có, giới khoa học nỗ lực tìm mọi cách để bảo tồn
Danh tính vị Đại tướng người Nam Bộ đầu tiên và duy nhất đến nay: Sự nghiệp lừng lẫy, về hưu đi trồng dừa
CLIP: Bị linh cẩu cắn vào chỗ hiểm, trâu rừng đực nhận cái kết khó tin
Sự thật hiếm ai biết về thân thế của Chí Phèo, bất ngờ danh tính hậu duệ nay vẫn sống ở làng Vũ Đại
CLIP: Cả gan đối đầu với voi châu Phi trưởng thành, tê giác bị đối thủ húc lật ngửa bụng