Bộ lạc tại châu Phi, nơi già trẻ trai gái từ sáng đến tối chỉ lao đi kiếm 1 thứ để tồn tại
Gái lầu xanh thời nhà Thanh trông như thế nào, đừng bị phim truyền hình đánh lừa, ảnh thật lật đổ ba quan điểm / Thời xưa, khi tử tù bị chặt đầu, họ rất ngoan ngoãn quỳ gối, có một số lý do khiến họ phải quỳ
Cuộc sống ở nơi thiếu nước nhất trên Trái Đất
Dù đang là mùa mưa nhưng hầu như tất cả những con sông tại khu vực sinh sống của người Turkana nằm ở phía Bắc Kenya lại cạn khô, không có một giọt nước. Hàng ngàn con vật đã chết, còn lại chỉ có lạc đà, dê và lừa.
Hạn hán ngày càng nghiêm trọng khi mà lần cuối cùng xuất hiện mưa ở khu vực này đã cách đây 4 năm. Hàng ngày, từ sáng đến tối những người phụ nữ trong làng phải đi bộ hàng chục kilomet, dùng đôi tay trần đào xới để tìm nước mang về cho gia đình.
Đó là toàn cảnh về cuộc sống của người dân thuộc bộ lạc Turkana – nơi đang trải qua tình trạng thiếu nướckhắc nghiệt nhất trên Trái Đất. Tại đây người dân đang phải đấu tranh từng ngày để có thể sinh tồn.
Khu vực sinh sống của người Turkana ở Kenya 4 năm qua vẫn chưa có một giọt mưa nào.
Để tìm được nước, người dân phải đào những hố sâu đến 3-4 mét vô cùng nguy hiểm.
Một bé gái với dấu hiệu suy dinh dưỡng mang theo bình nước băng qua cánh đồng khô cằn trở về nhà.
Đã có những trường hợp phải hy sinh tính mạng khi đi tìm nước. Gần đây nhất, một người phụ nữ đã thiệt mạng khi một hố sâu 4 mét bất ngờ đổ sụp chôn vùi người phụ nữ đang lấy nước ở bên dưới.
Theo truyền thống của người Turkana, thi thể người chết không thể bị di chuyển vì như thế sẽ lãnh phải lời nguyền. Chính vì vậy, đến thời điểm hiện tại, thi thể người phụ nữ vẫn nằm bên dưới hố nước – mặc dù hố nước này đang là hy vọng sống của cả gia đình.
Ở đây, phụ nữ bao gồm cả phụ nữ mang thai phải đi bộ khoảng 19 km mỗi ngày để tìm nước. Nếu thành công, họ có thể lấy được khoảng 20 lít nước, chứa trong một cái thùng, đặt lên đầu rồi mang về nhà cho chồng, con và đàn gia súc.
Một gia đình người Turkana trung bình có khoảng 10 đứa con.
Những đứa trẻ dùng lừa để đưa nước về nhà.
Nakunyuko Lomaritoi – người phụ nữ có 8 đứa con và được người phụ nữ này cho biết cô vừa lạc mất con gái mình (phải) cách đây 2 ngày trong lúc đi tìm nước.
Người phụ nữ đang lấy nước từ một cái hố nước vừa tìm được, dù nước không sạch và có màu nâu nhưng đó lại là nguồn sống duy nhất của gia đình cô.
Tại làng Labei cách thị trấn Lodwar 80 km về phía đông nam, phóng viên của Dailymail đã gặp một người phụ nữ trẻ trong trang phục truyền thống của bộ lạc đang gắng sức nâng một thùng nước lên khỏi một cái hố sâu khoảng 3,6 mét vừa mới đào bằng tay và một cái mai nhỏ.
Mọi người đặt tên cho cái hố mới đào này là Sasak Echoke. Theo người dân trong làng cho biết, lượng nước bên trong Sasak Echoke sẽ đủ để cung cấp cho mọi người trong vài ngày.
Bên trên cái hố, những người đàn ông và trẻ nhỏ đang đổ từng xô nước vào những cái máng dựng tạm cho lạc đà, dê và lừa uống. Đây là nguồn sinh kế của bộ lạc du mục này. Dê và máu của chúng là nguồn cung cấp thức ăn chính cho bộ lạc.
Bộ lạc Turkana là cộng đồng mục vụ lớn thứ hai ở Kenya sau người Maasais hiện đang sống ở một trong những nơi khắc nghiệt nhất trên trái đất.
Phụ nữ Turkana thường trang điểm một kiểu tóc tương tự nhau và chỉ cạo trọc đầu khi chồng họ qua đời. Họ làm đẹp bằng những vòng hạt đầy màu sắc và sẽ không tháo bỏ vòng cổ vì tin rằng nếu làm thế họ sẽ bị bệnh hoặc người thân gặp nạn.
Lạc đà là một trong 3 loại động vật còn sống sót trong cơn hạn hán nghiêm trọng ở đây.
Được biết, bộ lạc Turkana theo chế độ đa thê. Lạc đà thường được sử dụng như của hồi môn khi một người đàn ông muốn lấy một người phụ nữ làm vợ.
Đàn ông lấy nhiều vợ vì họ có đủ khả năng chăm lo cho nhiều người và những đứa con gái sẽ gả cho người khác vừa ngay khi chúng đến tuổi dậy thì mặc dù theo luật Kenya, cả nam lẫn nữ phải đủ 18 tuổi mới được kết hôn.
Vật nuôi còn có thể được bán để đổi lấy vũ khí – nhằm để bảo vệ bộ lạc khỏi cuộc tấn công từ những nhóm người khác với mục đích cướp vật nuôi.
Những người đàn ông trong làng thường phải đưa đàn gia súc đi thật xa đến tận biên giới với Uganda để chăn thả nên việc xung đột là thường hay xảy ra.
Trẻ em ở đây đều không được đến trường do gánh nặng tìm nguồn nước sinh tồn quá lớn.
Những đứa trẻ lớn hơn sẽ phụ giúp gia đình chăn thả gia súc.
Người Turkana theo chế độ đa thê. Lạc đà thường được sử dụng để làm của hồi môn, một số cô dâu còn bị bán để đổi lấy 200 con vật nuôi.
Thông qua sự phiên dịch của Simon Moya – người đứng đầu chính quyền địa phương, phóng viên Dailymail đã có một cuộc trò chuyện với Nakunyuko Lomaritoi – người phụ nữ có 8 đứa con và được người phụ nữ này cho biết cô vừa lạc mất con gái mình cách đây 2 ngày trong lúc đi tìm nước.
"Tôi có 46 con lừa và dắt chúng đi suốt 4 km để tìm nước nhưng giữa đường lại lạc mất con. May mắn thay, sau đóchúng tôi đãtìm thấyđứa nhỏ vẫn còn sốngvà 2 mẹ con đã được đoàn tụ", Nakunyuko nói.
Cũng cùng một hoàn cảnh nhưng kém may mắn hơn, một người đàn ông trong làng cho biết con trai ông đã chết khi gia đình ra ngoài chăn thả gia súc và trong nhà thì hết nước.
Dê cũng loài một trong những loài hiếm hoi còn tồn tại ở đây. Người Turkana sử dụng dê cho bữa ăn hàng ngày, uống máu chúng và bán chúng để đổi lấy vũ khí.
Trẻ em là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng nhất ở đây. Những đứa trẻ nằm dưới bóng râm của những cái cây, cả người rũ rượi, thiếu sức sống.
Những người đàn ông đang chuẩn bị đào một cái hố khác đề tìm nguồn nước.
Đối với dân làng, khái niệm biến đổi khí hậu là một điều hoàn toàn xa lạ. Vì thế, nhiều người vẫn tin rằng hạn hán là do lời nguyền và cần phải có sự hy sinh để cứu mọi người thoát khỏi hạn hán. Chính vì vậy, nhiều đàn ông trong làng đã tự tử như một hình thức hiến tế để giải lời nguyền.
Các phóng viên của Dailymail cũng đã ghi nhận lại hình ảnh nhiều đứa trẻ nằm dưới bóng râm của những cái cây, cả người rũ rượi, thậm chí còn không buồn đuổi những con ruồi đang vo ve trước mặt.
"Từ sáng đến tối mọi người đều phải chiến đấu để tìm cho được nguồn nước. Ở nhà những đứa trẻ sẽ nấu máu của lạc đà và dê làm bữa ăn chính hàng ngày.", Simon nói.
Ước tính, tuổi thọ trung bình của bộ lạc Turkana là 50.
Người phụ nữ cùng những đứa con mang nước trở về làng.
Cần lắm sự giúp đỡ từ các tổ chức từ thiện nước ngoài
Trái ngược với hoàn cảnh tại Labei, ngày hôm sau phóng viên Dailymail đã viếng thăm một cộng đồng người Turnaka khác đang sinh sống tại một ngôi làng cách thị trấn Lodwar 2 tiếng rưỡi lái xe.
Do vị trí địa lí quá xa xôi hẻo lánh nên thường các nguồn viện trợ từ nước ngoài không đến được với người Turkana. Tuy nhiên cộng đồng này đã vô cùng may mắn khi nhận được viện trợ hiếm hoi từ Tổ chức từ thiện Bảo vệ động vật hoang dã ở nước ngoài của Anh (SPANA).
Theo đó, SPANA đã giúp người dân nơi đây khoan một giếng nước sâu 110 mét hoạt động bằng năng lượng mặt trời trị giá 45.000 bảng Anh. Nguồn nước của giếng đủ để cung cáp nước sạch cho 4200 người và 9000 động vật. Con số này cao gấp nghìn lần so với dự tính ban đầu.
Những người phụ nữ tại ngôi làng nhận được sự trợ giúp của SPANA vui mừng nhảy múa chào đón đoàn phóng viên của Dailymail.
Những người phụ nữ ở ngôi làng này hiện đang sống gần giếng khoan và không còn phải lang thang cả ngày để đi tìm nước.
Người Turkana sống trong lều được gọi là manyattas làm từ lá cây và trang trí bằng da động vật
Công nghệ năng lượng mặt trời không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn tiết kiệm chi phí. Simon nói: "Nước này đã cải thiện cuộc sống của mọi người. Những đứa trẻ từng phải ở nhà một mình dọc theo những con sông khô cạn chờ mẹ mang nước trở về bây giờ đã có mẹ bên cạnh và có cả nước."
Người Turkana ngủ trong lều được gọi là manyattas làm từ lá cây và trang trí bằng da động vật. Phụ nữ sống trong một túp lều với con cái của họ trong khi người chồng có một túp lều riêng dành để ở với những người phụ nữ khác.
Một ủy ban nước đã được thành lập gồm 5 người đàn ông và 4 phụ nữ được chọn ra từ người dân trong làng để quản lí giếng khoan. Mọi người đều đồng ý trả khoản phí 500 Kenya shillings (khoảng 115.000 đồng) một năm cho mỗi hộ gia đình để duy trì giếng.
Một cô gái lấy nước từ giếng khoan mang về nhà dùng.
Lạc đà xếp hàng uống nước từ máng mới xây. Nước được bơm lên từ giếng khoan nhờ nguồn năng lượng mặt trời.
Cuộc sống người dân được cải thiện từ sau khi có nước.
Awesit Naukay – một phụ nữ trong ủy ban nói: "Bây giờ chúng tôi còn chia sẻ nguồn nước với các nhóm người lân cận - những người chúng tôi đã từng chiến đấu khi họ tấn công đàn gia súc và muốn mang chúng đi.
Những đứa trẻ giờ đã khỏe mạnh và không ai phải chết vì chúng tôi đã có nước. Chúng tôi rất vui vì những nhà tài trợ đã quan tâm đến chúng tôi. Cảm ơn. Cảm ơn."
Không chỉ con người khỏe mạnh mà động vật và cây cối cũng bắt đầu hồi sinh. Một cụ già trong làng nói rằng ông hy vọng có thể bắt đầu nuôi lại cừu sau khi toàn bộ cừu đều chết do hạn hán.
Do nhu cầu thiết yếu của bộ lạc là nước đã được giải quyết nên hiện tại nhiều phụ nữ đã bắt đầu nghĩ đến việc kinh doanh và muốn con được đi học. "Chúng tôi dự định sẽ xây dựng trường và cơ sở y tế ở đây vì nguồn nước này" , Simon nói.
Giếng khoan năng lượng mặt trời trị giá 45.000 bảng Anh được tài trợ bởi SPANA và được xây dựng với sự giúp đỡ của tổ chức Pratical Action .
Những người phụ nữ mang bình đến giếng khoan để lấy nước sạch về sử dụng.
Mọi người đều hân hoan vui mừng vì không còn sống trong cảnh thiếu nước nữa.
Geoffrey Dennis – giám đốc điều hành của SPANA đồng hành cùng Dailymail trong chuyến đi nói: "Chúng ta cần suy xét đến một kế hoạch lâu dài hơn vì rõ ràng sự thành công của dự án này đã thu hút nhiều làng khác đến đây để lấy nước.
Chúng ta cần nghĩ về những dự án tương tự ở những khu vực xung quanh bởi vì nó sẽ thu hút nhiều người. Đã có những cuộc xung đột trong quá khứ vì nguồn nước và có thể chúng sẽ xảy ra trong tương lai."
Được biết, SPANA đã không nhận được bất kì tài trợ nào từ chính phủ cho dự án này những ông Dennis nghĩ rằng chính phủ Anh nên vào cuộc.
Dân làng đều đồng ý trả khoản phí 500 Kenya shillings (khoảng 115.000 đồng) một năm trên mỗi hộ gia đình để duy trì giếng khoan.
Những đứa trẻ khỏe mạnh, bắt đầu vui đùa và cũng không còn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như trước nữa
Địa bàn sinh sống của người Turkana nằm cách thị trán Lodwar 80 km về phía đông nam. Cách địa điểm du lịch hồ nước nóng Turkana khá xa.
"Nếu khu vực này tiếp tục không có mưa trong vài năm tới, điều này đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều người di tản về thủ đô Nairobi của Kenya và sau đó có thể là đến châu Ấu hoặc một nơi nào khác. Vì thế tôi khuyến khích mọi người hãy hỗ trợ, giữ người Turkana ở lại trong cộng đồng của họ.
Tôi hy vọng sẽ có nhiều dự án tương tự như thế này. Những người trong bộ lạc thật tuyệt vời và họ thật sự thân thiện. Tôi hy vọng chúng ta sẽ xây dựng nên những cộng đồng hạnh phúc ở đó người dân có sinh kế tốt và đó chính xác là những gì chúng ta thấy ở đây", Dennis cho biết.
Atir Acheme – một bà mẹ của 6 người con nói: "Tôi rất vui bởi vì không ai trong làng bị khát nữa, thậm chí kể cả gia súc. Những đứa trẻ khỏe mạnh và bắt đầu vui đùa. Chúng không còn gặp vấn đề về sức khỏe như trước nữa."
Chỉ vào bộ quần áp màu xanh với những hoa văn tuyệt đẹp cô nói thêm: "Trước đây tôi không ăn mặc như thế này, hãy nhìn tôi bây giờ đi."
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Có loài cá 'thần kỳ' ở châu Phi, có thể 'ngủ' suốt 5 năm ở đất cạn mà không ăn uống gì vẫn sống
Tào Tháo bị mặc bệnh 'khó nói' nên có sở thích cướp vợ người khác, đặc biệt là góa phụ?
Ngoài Tôn Ngộ Không thì đây là 2 đệ tử còn lại của Bồ Đề Tổ Sư: Vang danh thiên giới, Tề Thiên Đại Thánh thua xa
Gái lầu xanh thời nhà Thanh trông như thế nào, đừng bị phim truyền hình đánh lừa, ảnh thật lật đổ ba quan điểm
Bức ảnh kinh hoàng về loài nhện bị nhiễm nấm Zombie, bị kiểm soát tâm trí và ăn mòn cơ thể
Thời xưa, khi tử tù bị chặt đầu, họ rất ngoan ngoãn quỳ gối, có một số lý do khiến họ phải quỳ