Khám phá

Bức chiếu thư oan nghiệt của Tần Thủy Hoàng: Khiến người con có hiếu phải tự vẫn

Phù Tô cả đời kiên trung với vua cha, nhận được bức chiếu thư đau lòng bèn cầm kiếm tự kết liễu đời mình.

Hóa ra trên đời có loài ếch y hệt quả bơ, có nhiều phiền muộn, tiếng kêu chíp chíp như vịt cao su / Khóc thét với những tác phẩm điêu khắc kinh dị nổi tiếng thế giới

Tần Thủy Hoàng (259 TCN – 210 TCN) là vị hoàng đế lỗi lạc có công thống nhất đất nước, thành lập nhà nước tập quyền đầu tiên trong sử sách Trung Quốc.

Thủy Hoàng đế có hơn mười người con trai, trong đó được biết đến nhiều nhất là con trai cả Doanh Phù Tô (242 TCN - 210 TCN) và con trai thứ mười tám Hồ Hợi (229 TCN - 207 TCN), người kế vị hoàng đế, sau này gọi là Tần Nhị Thế.

Thế tử Doanh Phù Tô tuy là con trai trưởng, lại đức độ, tài hoa nhưng hoàng đế lại không truyền ngôi, còn đày Phù Tô ra vùng biên ải, sống xa cung thành Hàm Dương.

Tần Thủy Hoàng thật sự ghét bỏ người con trai cả đến vậy sao? Đây là một câu hỏi lớn trong lịch sử triều đại nhà Tần. Câu hỏi hóc búa này có thể phần nào được giải đáp trên căn cứ sử liệu Sử ký Tư Mã Thiên.

Con trai không giống cha

Doanh Phù Tô khác xa với Hoàng đế Doanh Chính (tên thật của Tần Thủy Hoàng). Trong khi Tần Thủy Hoàng nổi tiếng là vị vua tàn bạo, chủ trương "đốt sách chôn nho" nhằm triệt hạ giới trí thức, tàn sát các làng mạc, ra sức bóc lộc dân chúng để xây dựng những công trình nguy nga tráng lệ cho mình.

Thế tử Phù Tô lại là người hiếu học, quý trọng hiền tài, nổi tiếng là khiêm nhường, đức độ. Khi đóng quân ở thành Hàm Dương hay ở biên giới phía Bắc, Phù Tô đều vang danh là người có tài thao lược, được tướng sĩ yêu mến.

Ngay cả Mông Điềm, danh tướng tài ba chỉ huy việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành, cũng rất nể trọng và muốn kết giao với Phù Tô.

Bức chiếu thư oan nghiệt của Tần Thủy Hoàng: Khiến người con có hiếu phải tự vẫn - Ảnh 1.

Người con trai cả khác biệt hoàn toàn với Tần Thủy Hoàng (Ảnh: Internet)

Về quan điểm chính trị, hai cha con vua Tần lại càng khác xa nhau. Thủy Hoàng đế chủ trương chế độ pháp trị: Cai trị bằng pháp luật và việc ban hành luật lệ là độc đoán trong tay vua. Hoàng đế hoàn toàn có quyền sinh quyền sát. Công tử Phù Tô ngược lại, công khai ủng hộ nhân trị, lấy nhân đức để cai trị dân chúng.

"Vén màn" sự thật

Sử ký Tần Thủy Hoàng bản kỷ có ghi: Năm 212 TCN, Tần Thủy Hoàng thực thi lệnh giết các nho sĩ, chôn sống hơn 460 người ở kinh đô Hàm Dương và đày nhiều nho sĩ khác ra biên giới. Lúc đó Phù Tô lập tức đứng ra can vua cha.

"Thiên hạ mới được bình định. Những kẻ đầu đen ở phương xa vẫn chưa theo ta. Các nho sinh đều học theo Khổng Tử, nay bệ hạ dùng pháp luật nặng để trói buộc họ thì thần sợ thiên hạ không yên, xin bệ hạ nghĩ đến điều đó." Lời can trái ý, Thủy Hoàng nổi giận, sai Phù Tô đi lên biên giới miền Bắc để giám sát Mông Điềm xây Vạn Lý Trường Thành.

Bức chiếu thư oan nghiệt của Tần Thủy Hoàng: Khiến người con có hiếu phải tự vẫn - Ảnh 2.

Tần Thủy Hoàng nổi cơn thịnh nộ, đuổi Phù Tô đến Thượng Quân (Ảnh: Lishikong)

Thời điểm đó, Tần Thủy Hoàng có thể phạt Phù Tô bằng cách cắt tước vị, đày ải hoặc quản thúc trong kinh thành Hàm Dương, nhưng vị hoàng đế lại quyết định giao vào tay con đội quân hùng hậu, chiếm một nửa binh sĩ nhà Tần, cầm quân ở vị trí trọng yếu.

 

Đây không phải là cho Phù Tô cơ hội tạo phản hay sao?

Tại sao Tần Thủy Hoàng lại mạo hiểm như vậy?

Hiểu lầm cay đắng của cha con Tần Thủy Hoàng

Đó là do hoàng đế thật sự tin tưởng vào con trai mình! Doanh Chính biết rằng con trai Doanh Phù Tô một lòng hiếu thuận, không bao giờ có ý định làm phản. Lịch sử cũng đã chứng minh điều này.

Suy cho cùng, việc hoàng đế đẩy con trai lên trấn giữ Thượng Quân không phải do ông quá tức giận mà để cho nam tử Phù Tô có được khí thế biên cương, trở nên tàn nhẫn với kẻ địch, vậy mới có thể gánh vác trọng trách bảo vệ quốc gia.

 

Bức chiếu thư oan nghiệt của Tần Thủy Hoàng: Khiến người con có hiếu phải tự vẫn - Ảnh 3.

Những ngày cuối đời, Tần Thủy Hoàng có chuyến tuần du với các cận thần và Hồ Hợi (Ảnh: Internet)

Năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng đột ngột qua đời trong chuyến tuần du phía đông với Lý Tư, Triệu Cao và con trai Hồ Hợi.

Trước lúc lâm chung, Thủy Hoàng đế có viết di chiếu cho người con trai cả, nhắn Phù Tô đưa họ Tần về Hàm Dương chôn cất. Sau này Triệu Cao và Lý Tư, hai cận thần của hoàng đế, đã đồng mưu mạo ra bức di chiếu khác lập Hồ Hợi lên làm vua.

Bức chiếu thư oan nghiệt của Tần Thủy Hoàng: Khiến người con có hiếu phải tự vẫn - Ảnh 4.

Những nhân vật nổi tiếng nhà Tần (từ trái qua phải): Mộng Điềm, Phù Tô, Triệu Cao, Hồ Hợi (Ảnh: Sohu)

Sử ký, Lý Tư liệt truyện có ghi nội dung bức thư giả:

 

"Phù Tô cùng tướng quân Mông Điềm cầm quân mấy mươi vạn binh ở biên giới suốt mười năm nay. Quân sĩ tổn thất nhiều, không lập được công cán gì, mấy lần dâng thư còn nói bướng, phỉ báng việc ta làm. Phù Tô là con bất hiếu, cấp cho kiếm để tự sát."

Phù Tô cả đời kiên trung với vua cha, nhận được bức chiếu đau lòng bèn cầm kiếm tự kết liễu cuộc đời mình. Doanh Phù Tô phải chết tức tưởi, nhường ngôi báu cho Hồ Hợi bất tài.

Đó là lý do vì sao Phù Tô không kế vị từ vua cha Tần Thủy Hoàng.

Nếu nghiên cứu kỹ từng sự kiện lịch sử, có thể nhận ra Tần Thủy Hoàng không hề ghét bỏ Phù Tô mà luôn trân trọng và nâng đỡ cho người con trai cả.

Nếu Hồ Hợi (胡亥) chỉ là cái tên đơn giản đặt theo canh giờ sinh, thì Phù Tô (扶苏) có nghĩa là nâng đỡ một cành cây non, để cây đâm chồi nảy lộc. Đây chính là tình yêu và niềm hy vọng mãnh liệt mà hoàng đế gửi vào người con trai Doanh Phù Tô.

 

Đáng tiếc là Phù Tô đã không thể trị vì đất nước, vương triều nhà Tần không còn người tài nên cũng không được vững bền.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm