Bức tranh 2 con khỉ của họa sĩ vô danh bán được 1.300 tỷ đồng, phóng to 10 lần mới biết hóa ra đắt "cắt cổ" vì chi tiết không ai nghĩ đến
Phóng to 10 lần bức tranh cổ trong bảo tàng, cư dân mạng Trung Quốc á khẩu: Nhìn ra mới thấy tranh hay! / Soi bức tranh cổ vẽ Tôn Ngộ Không, chuyên gia sửng sốt: Hóa ra Tề Thiên Đại Thánh trông như thế này sao?
Trên thị trường sưu tập nghệ thuật, thông thường giá bán tác phẩm của nghệ sĩ nổi tiếng bao giờ cũng cao hơn nghệ sĩ ít tên tuổi. Nhưng chuyện gì cũng có ngoại lệ. Một bức tranh từng lọt vào top 10 tác phẩm hội họa đắt giá nhất Trung Quốc có tên "Tử mẫu hầu đồ" (Mẹ con nhà khỉ) đã khiến rất nhiều người phải thắc mắc khi mới tìm hiểu về nó.
Trong một buổi đấu giá tại Bắc Kinh năm 2011, tranh "Mẹ con nhà khỉ" đã bán được với giá kỷ lục 360 triệu NDT (khoảng 1.300 tỷ VNĐ). Trái với hình dung của nhiều người, tác phẩm này không đến từ một danh họa nổi tiếng, thậm chí đến tận ngày nay, người ta vẫn chưa biết được danh tính "cha đẻ" bức tranh. Trên tranh không ký tên và sử sách cũng không có tài liệu đáng tin cậy để xác định được người họa sĩ vô danh này.
Bức tranh không rõ tác giả là ai nhưng vẫn có giá cao ngất ngưởng
"Mẹ con nhà khỉ" là tranh lụa được vẽ vào khoảng thời nhà Tống, tức khoảng 700 năm về trước. Tranh vẽ bằng mực bút lông, có chiều dài 92cm, rộng 46cm. Đúng như tên gọi, tranh vẽ 2 mẹ con nhà khỉ một cách rất sống động. Khi phân tích kỹ, ta sẽ thấy khỉ mẹ đang ngồi trên mặt đất với đôi mắt trầm ngâm nghiêm nghị, như thể nó đang theo dõi thế giới. Còn khỉ con thì trèo lên lưng khỉ mẹ, tinh nghịch quay đầu nhìn xung quanh. Bối cảnh xung quanh chỉ là những nét phác thảo cây cối, ngọn núi,... Dù chỉ sử dụng bút lông khô mực dày để vẽ, tác giả vẫn khắc họa được gương mặt, những sợi lông của mẹ con khỉ vô cùng chi tiết, sắc nét, chứng tỏ tài năng không phải dạng vừa so với các họa sĩ cùng thời.
Các nét vẽ rất chi tiết, càng nhìn kỹ càng chân thực
Thế nhưng dù vẽ sinh động cách mấy thì tác phẩm của họa sĩ vô danh cũng khó có thể đạt đến giá khổng lồ hơn ngàn tỷ đồng. Vậy rốt cuộc điều gì đã khiến bức tranh cổ vẽ 2 con khỉ được săn đón đến thế?
Bí mật thực sự lại không nằm trong hình ảnh 2 con khỉ. Khi phóng to các góc cạnh của bức tranh lụa, người ta mới chỉ ra được "cái đắt" của tranh nằm ở đâu. Xung quanh nó có 11 con dấu cổ, thể hiện tên và chủ quyền của những người chủ nhân từng sưu tập "Mẹ con nhà khỉ" trong hơn 700 năm qua.
Khi đọc lên những cái tên này lần đầu, chuyên gia của cả giới sử học, khảo cổ lẫn giới hội họa đều phải kinh ngạc. Lý do là vì tất cả chúng đều thuộc về những nhà sưu tầm hàng đầu trong lịch sử Trung Quốc. Cụ thể, trong đó bao gồm dấu ấn của Nguyên Văn Tông - hoàng đế thứ 8 và thứ 10 của nhà Nguyên, dấu của nội phủ Minh Hồng Vũ thời nhà Minh hay dấu thẩm định của họa sĩ Lương Thanh Biểu - bậc thầy thư pháp, hội họa thời Thanh,... Điều đó có nghĩa là trong dòng chảy lịch sử, tác phẩm của họa sĩ vô danh này đã được những nhân vật sành sỏi nghệ thuật hoặc có địa vị nhất trong xã hội đánh giá cao, sở hữu và sưu tập.
Thứ đáng giá lại là những con dấu cổ chứ không chỉ là tranh vẽ
Chính 11 con dấu đóng trên tranh này đã thể hiện vô cùng rõ ràng giá trị của "Mẹ con nhà khỉ". Nó đã từng là tuyệt tác được đánh giá cao đến vậy thì không có lý gì những nhà sưu tầm hiện đại không dốc túi mang tác phẩm này về để "sánh vai" với cổ nhân. Thêm vào đó, chính những dấu ấn cổ này cũng tự mang giá trị lịch sử và văn hóa cực kỳ cao vì hiếm có. Nếu các chuyên gia không tìm ra những con dấu quý báu này, bức tranh mẹ con khỉ mặc dù tính nghệ thuật rất cao cũng không bao giờ được bán với giá cao như vậy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
Đảo rắn độc nguy hiểm nhất thế giới, không ai được phép cập bến: Hai bước chân là có 1 con rắn độc!
Cận cảnh 'cầu say rượu' ngoạn mục và độc đáo bậc nhất thế giới tại Na Uy
CLIP: Cầy mangut 'đánh úp' rắn hổ mang và cái kết khiến người xem 'sốc' nặng
CLIP: Hổ cắn chết rồi kéo báo đốm đi trước mặt du khách
CLIP: Khỉ chủ động tấn công rắn hổ mang chúa và cái kết bất ngờ