Bức tượng khổng lồ xây gần 3 thập kỷ mới hoàn thành, nằm ở vùng đất nổi tiếng mà ai cũng muốn đến một lần trong đời
Di tích kỳ lạ của một 'phù thủy điêu khắc': Không có chánh điện thờ Phật, nhiều bức tượng khiến người xem lạnh gáy / Điểm check-in độc đáo với các bức tượng khổng lồ hoàn hảo đến từng centimet
Đó là bức tượng khổng lồ chứa biết bao công sức và niềm tự hào của người dân Indonesia - tượng Garuda Wisnu Kencana. Bức tượng này nằm bên trong công viên văn hóa nổi tiếng Gurita Wisnu Kencana ở điểm du lịch nổi tiếng Bali, Indonesia.
Nếu tính cả phần đế đồ sộ, bức tượng này có chiều cao xếp ở vị trí thứ 4 trên thế giới, cao hơn tượng Nữ Thần Tự Do ở Mỹ khoảng 30m. Bức tượng này được thiết kế để trở thành bức tượng cao nhất Indonesia.
Điều đặc biệt hơn cả là bức tượng này mất tới 28 năm để hoàn thành. Kinh phí xây dựng lên tới 100 triệu USD (tương đương hơn 2.300 tỷ đồng).
Dự án đầy tham vọng về một bức tượng khổng lồQuay trở lại năm 1990, nghệ sĩ đồng thời là nhà điêu khắc người Indonesia, Nyoman Nuarta, đã đưa ra bản thiết kế cho một dự án thực sự đầy tham vọng. Đó là xây dựng một bức tượng vị thần Hindu Vishnu cưỡi trên con đại bàng, Garuda.
Ông Nyoman muốn xây dựng bức tượng khổng lồ ở phía Nam đảo Bali - được mệnh danh là hòn đảo của các vị thần.
Truyền thuyết của người dân Indonesia kể rằng, đại bàng Garuda đồng ý để cho thần Vishnu cưỡi lên thân mình nhằm đổi lấy thuốc tiên để cứu mẹ bị bắt làm nô lệ. Sau đó Garuda đã trở thành con vật trung thành luôn bên cạnh thần Vishnu. Bức tượng này đã khắc họa lại hình ảnh ấy.
Dự án của ông Nyoman nhanh chóng có được sự ủng hộ của vài ngưởi có sức ảnh hưởng thời bấy giờ nhưng vẫn vấp phải nhiều ý kiến phản đối của người dân.
Năm 1997, bức tượng chính thức được khởi công xây dựng. Tuy nhiên, các cuộc khủng hoảng tài chính sau đó đã khiến công việc xây dựng bị đình trệ.
Bức tượng khổng lồ gần 3 thập kỷ mới hoàn thànhMãi cho đến tháng 9 năm 2018, bức tượng hoàn chỉnh cuối cùng đã được khánh thành. Tổng thời gian là 28 năm từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành, với chi phí khoảng 100 triệu USD.
Sau khi khánh thành, Garuda Wisnu Kencana đã trở thành bức tượng cao nhất ở Indonesia và là bức tượng thần Hindu cao nhất trên thế giới. Và nếu bao gồm cả phần đế khổng lồ, tổng chiều cao 121m khiến nó trở thành bức tượng cao thứ 4 trên thế giới.
Ngoài chiều cao ấn tượng, bức tượng cũng có chiều rộng đáng kể. Phần sải cánh của con chim Garuda dài tới 64 mét.
Chỉ riêng phần thân bức tượng (chưa tính phần đế) đã cao 75 mét, cao hơn gần 30 so với Tượng Nữ thần Tự do. Nó tượng trưng cho Vishnu, một trong những vị thần của Ấn Độ giáo, cưỡi trên lưng con chim đại bàng trung thành của mình Garuda - một sinh vật giống như chim đã hứa sẽ phục vụ Vishnu sau khi vị thần này giải phóng mẹ của Garuda khỏi chế độ nô lệ.
Toàn bộ cấu trúc được xây dựng từ 754 phần ghép lại với nhau để tạo thành một bức tượng khổng lồ nặng hơn 3.000 tấn, với khung thép được bao phủ trong một lớp da đồng và đồng thau. Trên đỉnh đầu của thần Vishnu đặt một chiếc vương miện nặng 3,5 tấn được khảm bằng vàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách