Bước vào lăng mộ nàng công chúa 17 tuổi, đội khảo cổ kinh ngạc trước hài cốt nam giới gục cạnh quan tài
Thực hư bộ hài cốt dài 3 mét trong mộ cổ 5.000 năm tuổi: Người khổng lồ có thật không? / Hài cốt hai chiến binh thời đồ sắt và nghi lễ tiễn đưa linh hồn sang ‘thế giới bên kia’
Năm 1960, tại tỉnh Thiểm Tây, các chuyên gia khảo cổ đã phát hiện ngôi mộ của một vị công chúa thời Đường. Từ những thông tin có trên bia mộ, họ biết được rằng ngôi mộ này là của công chúa Vĩnh Thái Lý Tiên Huệ, con gái thứ bảy của Đường Trung Tông Lý Hiển.
Theo "Tư trị thông giám", công chúa Vĩnh Thái mất năm 17 tuổi, được an táng cùng với chồng. Nguyên nhân chết là vì công chúa cùng với anh trai và chồng dị nghị về chuyện nam sủng của Võ Tắc Thiên là Trương Dịch Chi, nên bị nữ hoàng hạ lệnh đánh chết.
Cảnh tượng bên trong lăng mộ (Ảnh: Baidu)
Trong một sử liệu khác thì ghi là công chúa chết vì được ban lụa trắng (tự tử). Tuy nhiên, thông tin trên bia mộ tiết lộ nguyên nhân chính xác cái chết của công chúa là vì khó sinh.
Chuyên gia đã tiến hành phân tích các mảnh xương chậu trong mộ, phát hiện thấy xương chưa đủ phát triển, cho nên khó sinh là hoàn toàn có khả năng. Khi liên hệ với các sử liệu, chuyên gia nhận thấy rằng công chúa mất sau chồng và anh trai một ngày, điều này rất có thể là vì khi nghe tin anh trai và chồng mất, công chúa buồn bã quá mức mà sinh non.
Mặc dù mất khi mang tội, công chúa Vĩnh Thái cũng thuộc dòng dõi hoàng tộc, cho nên mộ của bà cũng được chôn theo vô số của cải quý báu. Sau này, khi vua cha Lý Hiển đăng cơ, đã cho đổi tên mộ thành "lăng".
Khi tiến hành khai quật đến ngày thứ sáu, chuyên gia bất ngờ phát hiện bên cạnh cỗ quan tài của nàng công chúa còn có bộ xương của một người đàn ông. Bên cạnh hài cốt là một chiếc rìu đã rỉ sét, phía bên trên đỉnh đầu của người này còn một chiếc lỗ. Quần áo của người này cũng đã bị oxy hóa gần hết.
Cận cảnh bức tranh tường trong lăng mộ công chúa. (Ảnh: Net Ease)
Sau khi tiến hành giám định bộ xương, các chuyên gia biết được rằng người đàn ông này sống vào khoảng thời Ngũ Đại Thập Quốc và đầu thời nhà Tống. Nhìn thấy bên cạnh bộ xương rải đầy vàng bạc châu báu, các chuyên gia đưa ra suy đoán rằng rất có thể người đàn ông này đã chết vì một tai nạn khi đang đào trộm mộ.
Trộm mộ từ xa xưa đã trở thành một nghề bất hợp pháp hái ra tiền, song không phải ai cũng biết được rằng trộm mộ cũng giống như một canh bạc, được thì được rất nhiều nhưng tính mạng cũng bị đe dọa bất cứ lúc nào. Đây quả là một cái chết không đáng!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách