Buổi đi đăng ký hộ khẩu đầy ngượng ngùng của Phổ Nghi: Toàn câu hỏi cơ bản nhưng đều ấp úng nói không nên lời
Những cây cầu treo thủ công của người Inca / Chuyện về 2 chị em ruột gả cho Hoàng đế Khang Hi: Người được phong Hoàng hậu; người trở thành Quý phi đặc biệt nhất triều Thanh
Phổ Nghi sống trong Tử Cấm Thành từ nhỏ, mặc dù được hưởng cuộc sống đủ ăn đủ mặc nhưng tuổi thơ của ông không có nhiều tiếng cười và niềm vui. Trong cuốn tự truyện sau này "Nửa đời trước của tôi", ông đã tiết lộ nhiều nỗi niềm mà hậu thế không hề biết về vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh.
Là Hoàng đế, cuộc đời thực của Phổ Nghi trở nên sâu sắc hơn kể từ thời điểm ông rời hoàng cung.
Trước khi qua đời, Thái hậu Từ Hi đã giúp Phổ Nghi, lúc đó mới 3 tuổi, lên ngôi. Sau này, ông phải thoái vị, trải qua những thay đổi về triều đại. Trở về với cuộc sống tự do, Phổ Nghi hoàn toàn cởi bỏ thân phận cao quý, trở thành một công dân Trung Hoa bình thường và sống nốt phần đời còn lại.
Phổ Nghi trở về Bắc Kinh, mọi thứ vẫn như trước, nhưng sự việc và con người đã thay đổi.
Công việc đầu tiên sau khi trở thành công dân bình thường là bán vé ở Vườn bách thảo, cũng là lần đầu tiên ông kiếm tiền bằng sức lao động của mình. Nhiều người biết thân phận của ông lại cảm thấy hơi đáng thương, còn có chút gì đó mỉa mai, châm biếm.
Khi Phổ Nghi lần đầu tiên trở lại Bắc Kinh, ông không có giấy tờ tùy thân. Thời phong kiến, Hoàng đế không cần giấy tờ tùy thân, bởi vì chuyện này không cần thiết khi cả thiên hạ đều thuộc về ông. Tất nhiên Phổ Nghi cũng không ngoại lệ!
Tuy nhiên, Trung Quốc lúc bấy giờ không còn chế độ phong kiến, Phổ Nghi là công dân bình thường nên phải làm theo nguyên tắc mà ai cũng phải tuân theo.
Khi mới trở về Bắc Kinh, Phổ Nghi không có nơi nào để ở nên anh tạm thời sống ở nhà của em gái thứ năm (Ngũ cách cách Kim Uẩn Hinh, sau khi nhà Thanh sụp đổ, gia tộc Ái Tân Giác La thay tên đổi họ, đa số đều đổi thành Kim). Sau đó, ông cùng em gái đến cơ quan địa phương đăng ký hộ khẩu.
Khi đó việc đăng ký hộ khẩu do một nhân viên tên là Ngô Tịnh Thâm phụ trách. Câu hỏi đầu tiên anh ta hỏi Phổ Nghi là tên họ. Phổ Nghi trả lời trong ngượng ngùng: Ái Tân Giác La Phổ Nghi. Nhân viên lập tức nhận ra đây chính là Hoàng đế Phổ Nghi, biểu hiện bất ngờ của họ càng khiến ông cảm thấy xấu hổ hơn.
Sau đó, khi nhân viên hỏi địa chỉ nhà, Phổ Nghi trả lời: Từng sống ở Tử Cấm Thành, hiện không có nơi ở cố định. Sau khi thảo luận, địa chỉ nhà được ghi là địa chỉ nhà của em gái Kim Uẩn Hinh.
Câu hỏi thứ ba là tình trạng hôn nhân. Phổ Nghi có 5 người vợ, con số tương đối ít đối với một Hoàng đế, tuy nhiên, sau khi trở về Bắc Kinh, Phổ Nghi không còn bất kỳ người vợ nào. Cuối cùng, nhân viên đành xác nhận là "Ly hôn".
Khi nhân viên hỏi về trình độ học vấn, Phổ Nghi tỏ ra xấu hổ vì không biết trình độ học vấn của mình là bao nhiêu, cũng không biết trình độ học vấn này được đo lường như thế nào vào thời điểm đó. Khi ở trong cung cấm, ông được thầy dạy riêng, chứ không hề tham gia bất kỳ trường lớp nào.
Vì vậy, Phổ Nghi ngượng ngùng trả lời: "Nếu học trường tư thì trình độ học vấn là bao nhiêu?". Nhân viên lúc đó không biết khái niệm trường tư nên tùy tiện ghi là cấp trung học cơ sở.
Năm 1967, Phổ Nghi qua đời vì bệnh tật ở tuổi 61.
Video: Khám phá đoạn đường ‘bậc thanh lên thiên đường’ của Vạn Lý Trường Thành. Nguồn: Yang Fang/Tiền phong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
CLIP: Chó sói thoát chết ngoạn mục khi bị bầy chó nhà bao vây cắn xé