Cả đời giỏi dùng mưu, không ngờ Gia Cát Lượng lại dùng kế sách này để tiến thân
Gia Cát Lượng cả đời giỏi dùng mưu kế, từng đọc thuộc Binh pháp tôn tử, được người đời ca ngợi là bậc "trí thánh".
Ngẫm chuyện cổ nhân thấy phận mình
Thuở thiếu thời, Gia Cát Lượng mang thân phận của một cô nhi, từng sống cùng gia đình của người chú là Gia Cát Huyền.
Sau khi chú qua đời, Khổng Minh và huynh trưởng Gia Cát Cẩn cùng em trai Gia Cát Quân sống nương tựa lẫn nhau, ở Nam Dương tự mình trồng trọt, làm ẩn sĩ chờ đợi thời cơ.
Kỳ thực, cuộc sống ẩn cư vốn không phải là điều Gia Cát Lượng mong muốn. Sau khi người chú qua đời, Khổng Minh ôm chí lớn, nhưng thiếu người tương trợ.
Thế nên, dù bụng ôm một bồ kinh văn, lại sở hữu tài năng hơn người, từng tự ví mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị, nhưng Ngọa Long tiên sinh khi ấy vẫn ở trong cảnh không quyền không thế, cũng không được nhiều người biết đến.
Vốn là người tinh thông kim cổ, Gia Cát Lượng không xa lạ với "tấm gương" tiến thân của Tư Mã Tương Như từng lưu danh thiên hạ năm xưa.
Sinh thời, Tư Mã Tương Như (179 TCN – 117 TCN) vốn chỉ là một học trò nghèo. Ông từng đem lòng cảm mến quả phụ xinh đẹp là Trác Văn Quân.
Quả phụ họ Trác này là con gái út Trác Vương Tôn - một gia đình giàu có và thế lực thời Hán Vũ Đế, nhà ở Lâm Cùng (Lâm Cai, Tứ Xuyên ngày nay).
Lớn lên trong nhà danh gia, Trác Văn Quân vừa thông minh, lại xinh đẹp, cầm kỳ thi họa đều tinh thông. Chỉ tiếc nàng vừa mới lấy chồng chưa lâu, phu quân đã qua đời, Trác Văn Quân trở thành góa phụ khi mới 17 tuổi.
Cảm mến góa phụ họ Trác đã lâu, Tư Mã Tương Như từng bày tỏ tiếng lòng bằng cách đàn cho Văn Quân khúc "Phượng cầu hoàng" lưu danh hậu thế sau này:
"Chim phượng, chim phượng về cố hương,
Ngao du bốn bể tìm chim hoàng
Thời chưa gặp chừ, luống lỡ làng
Hôm nay bước đến chốn thênh thang
Có cô gái đẹp ở đài trang,
Nhà gần người xa não tâm tràng
Ước gì giao kết đôi uyên ương
Bay liệng cùng nhau thỏa mọi đường".
(Bản dịch thơ "Phượng cầu hoàng").
Cảm động trước tình cảm của chàng nho sĩ nghèo, Trác Văn Quân đã cùng Tư Mã Tương Như bỏ trốn.Người cha giàu có của nàng là Trác Vương Tôn lúc đầu vô cùng tức giận, quyết từ mặt con.
Nhưng sau này, Trác viên ngoại vừa thương con gái, vừa không biết làm thế nào, liền chia cho Văn Quân và Tương Như cả trăm nô bộc cùng một trăm vạn quan tiền gọi là "của hồi môn" và công nhận cuộc hôn nhân của hai người.
Tư Mã Tương Như cũng nhờ vậy mà "đổi đời", từ một nho sĩ nghèo trở thành rể hiền của nhà danh gia.
Ngẫm chuyện xưa lại thấy phận mình, Gia Cát Lượng hiểu rõ hơn ai hết: Muốn trở thành nhân vật nổi tiếng Kinh Châu, việc đi lại "con đường" tiến thân của Tư Mã Tương Như năm xưa là hiệu quả hơn cả.
Không ngại tiến thân bằng… nam sắc!
Bấy giờ, tại Kinh Châu có các danh sĩ nổi tiếng là Tư Mã Huy, Bàng Đức công và Hoàng Thừa Ngạn. Họ đều là những phụ tá đắc lực của Kinh Châu mục – Lưu Biểu.
Trong đó, gia tộc họ Hoàng có ảnh hưởng không nhỏ tại Kinh Châu. Vợ của Hoàng Thừa Ngạn còn là chị em với một trong số các phu nhân của Lưu Biểu.
Bấy giờ, danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn có một người con gái tên là Hoàng Nguyệt Anh. Nàng là bậc tài nữ có xuất thân danh gia, chỉ tiếc lại sở hữu dung nhan xấu xí.
Tương truyền rằng, Hoàng Nguyệt Anh có dáng người thon thả, nhưng gương mặt đen đúa, nhiều mụn nhọt. Tư liệu khác lại khẳng định bà có hình dáng thô kệch, thấp bé đen gầy, khuôn mặt đầy rỗ.
Gia Cát Lượng chưa từng tận mắt thấy qua dung nhan con gái của Hoàng Nguyệt Anh, nhưng ông hiểu rõ Hoàng Thừa Ngạn một đời là danh sĩ nức tiếng, gia tộc lại rất có thế lực.
Bởi vậy, nếu có thể cưới được con gái của nhà họ Hoàng, con đường tiến thân của Gia Cát Lượng sau này đã có được bệ đỡ vô cùng vững chắc.
Hiểu rõ sức nặng gia thế của gia tộc họ Hoàng, Gia Cát Lượng từ sớm đã đưa ra quyết định về cuộc hôn nhân của mình.Bởi vậy, mỗi khi rảnh rỗi, Khổng Minh thường xuyên ăn vận chỉn chu, lui tới nhà họ Hoàng để trò chuyện của Hoàng Thừa Ngạn.
Sử cũ miêu tả: Gia Cát Lượng thân cao 7 xích, tay cầm quạt lông, đầu chít khăn, phong lưu, phóng khoáng.Vừa anh tuấn, tài năng, lại có tài ăn nói và biết tận dụng ngoại hình, Gia Cát Lượng từ lâu đã lọt vào mắt xanh của danh sĩ họ Hoàng.
Hoàng Thừa Ngạn đã ưng ý, Hoàng Nguyệt Anh lại càng vừa mắt. Những tiểu thư cổ đại rất ít khi bước chân ra khỏi cửa, càng ít có dịp nhìn thấy nam tử, nay lại có một "mỹ nam" thường xuyên lui tới nhà, Hoàng tiểu thư từ sớm đã đem làm cảm mến.
Thầm mến Gia Cát Lượng đã lâu, Hoàng Nguyệt Anh liền đem tâm tư nói cho cha mình. Hoàng Thừa Ngạn khi ấy mới dò hỏi ý của Khổng Minh.Không ngờ rằng, Gia Cát Lượng chỉ suy nghĩ một chút rồi gật đầu đồng ý.
Sau khi thành thân, phu thê Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh sống với nhau rất hòa thuận.Nguyệt Anh không chỉ khéo tay mà còn thông tuệ, nhiều lần giúp đỡ sự nghiệp của phụ quân.
Bà được miêu tả là người "năng lý năng ngoại" (giỏi lo toan việc trong nhà lẫn việc bên ngoài). Không những giúp chồng sắp xếp ổn thỏa việc gia sự, Nguyệt Anh còn bang trợ rất nhiều cho sự nghiệp của Gia Cát Lượng.
Cuộc hôn nhân nhìn bề ngoài tưởng thua thiệt ấy không chỉ đem lại cho Khổng Minh cơ hội tiến thân từ một ẩn sĩ vô danh thành bậc kỳ tài thiên hạ, mà còn giúp ông gặp được người vợ tài năng hiếm có.
Lấy vợ xấu nhưng lợi trăm bề, hậu thế cũng bởi vậy mà ca tụng rằng "mỹ nam kế" là kế sách thành công để đời của Ngoại Long tiên sinh!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng