Khám phá

Cả đời Từ Hi Thái Hậu chỉ làm một bài thơ, dù được nhận xét “dở tệ” nhưng vẫn nổi tiếng vì lý do bất ngờ

Người thích đọc thơ sẽ hay làm thơ, riêng Từ Hi Thái Hậu lại không như vậy, cả đời bà chỉ viết một bài thơ duy nhất cho chính mẫu thân của mình.

Màn tranh giành bạn tình trên sông nước đầy gay cấn: '7-7-49' thế võ được phô ra để giành chiến thắng, nhưng kết cục sau cùng gây khó hiểu / Ngạc nhiên chưa! Chiếc quần rộng thùng thình trông cũ kỹ và úa màu này thực chất thuộc về vị nữ vương lừng danh và được bán với giá gần 500 triệu đồng

Bước chân vào chốn cung cấm với phi vị Quý Nhân thấp kém vì gia thế chẳng mấy hiển hách và nổi bật, bằng nhiều cách, từng bước một Từ Hi Thái Hậu đã biến mình trở thành nữ nhân quyền lực nhất Thanh triều, cũng như là một trong những nhân vật nổi tiếng trong dòng lịch sử hưng suy của Trung Hoa phong kiến.

Ấy thế, sự nổi tiếng của bà không hẳn lúc nào cũng đẹp đẽ, bên cạnh cuộc đời đậm chất “cung đấu” được sử sách ghi lại cụ thể, bà còn khiến hậu nhân phải khiếp sợ trước những sở thích, thói quen xa xỉ, kỳ lạ và quái đản của mình.

Cả đời Từ Hi Thái Hậu chỉ làm một bài thơ, dù được nhận xét “dở tệ” nhưng vẫn nổi tiếng vì lý do bất ngờ - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Nhưng trong số đó, bà vẫn có một sở thích mà ít người biết được, có lẽ vì nó quá bình dị, quá trái ngược so với một nữ nhân được đánh giá là độc ác và chuyên quyền như bà: Từ Hi Thái Hậu thích đọc thơ, đặc biệt là thơ của Lý Bạch.

Sử liệu chép lại, bà thích đọc thơ tới nỗi, cứ thời gian rảnh thì sẽ ra lệnh cho cung nữ và thái giám thân cận đọc thơ cho nghe. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là người thích đọc thơ sẽ hay làm thơ, Từ Hi Thái Hậu lại không như vậy, cả đời bà chỉ viết một bài thơ duy nhất cho chính mẫu thân của mình.

Cả đời Từ Hi Thái Hậu chỉ làm một bài thơ, dù được nhận xét “dở tệ” nhưng vẫn nổi tiếng vì lý do bất ngờ - Ảnh 2.

Cụ thể, vào ngày mừng thọ lần thứ 70 của mẹ bà vào năm 1877, vì có việc bận nên Từ Hi không thể tham dự tiệc chúc mừng. Vì vậy, bà đã viết một bài thơ và gửi kèm theo một số lễ vật thay cho sự vắng mặt của mình dành tặng riêng cho mẹ.

 

Hán - Việt:

Thế gian đa ma tình tối chân

Lệ huyết dung nhập nhi nữ thân

Đàn kiệt tâm lực chung vị tử

Khả liên thiên hạ phụ mẫu tâm

 

Dịch nghĩa:

Tình yêu của cha mẹ là thứ tình cảm chân thành nhất trên thế gian

Máu và nước mắt chảy vào trong cơ thể con cái

Vắt kiệt tâm lực suốt đời vì con

Thương thay cho tấm lòng của kẻ làm cha mẹ trong thiên hạ

 

So với thơ của Lý Bạch (thần tượng của Từ Hi) hay thơ của Càn Long đế, bài thơ của Từ Hi Thái Hậu được đánh giá là quá kém cỏi. Tuy nhiên, câu cuối cùng của bài thơ lại mang đầy ý nghĩa về tình cảm giữa bố mẹ và con cái, phù hợp với mọi thời đại. Cho nên, dù dở tệ nhưng bài thơ độc nhất cả đời Từ Hi Thái Hậu vẫn còn lưu truyền mãi đến ngày sau, đặc biệt là câu cuối cùng.

Về lý do tại sao Từ Hi Thái Hậu cao cao tại thượng thích đọc thơ mà lại chỉ làm duy nhất một bài, các nhà sử học Trung Quốc cho rằng, Từ Hi Thái Hậu vốn xuất thân trong gia đình chẳng mấy tài giỏi, tư chất của bà cũng không phải học cao hiểu rộng gì, cho nên, bà không đủ kiến thức, văn chương chữ nghĩa để làm thơ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm