Cả đời Từ Hi Thái Hậu 'phát cuồng' vì ngọc trai nhưng khi qua đời lại bị thất lạc viên ngọc mình thích nhất, đến nay vẫn không tìm được
Những giai thoại kỳ lạ về các phi tần của vua Thành Thái / Chuyện nạp phi độc nhất vô nhị của vua Duy Tân
Từ Hi Thái Hậu nắm giữ quyền lực trong 48 năm thời Mạt Thanh. Trong khi nhà Thanh ngày càng suy yếu thì cuộc sống của bà ngày càng xa xỉ hơn. Suốt quãng thời gian đó, bà đã thu thập vô số kho báu trên khắp thế gian, trong đó thì số lượng ngọc trai của bà là không thể đếm hết. Gần như cả đời Từ Hi Thái Hậu phát cuồng vì ngọc trai, có thông tin cho biết bà còn sử dụng bột ngọc trai để duy trì nhan sắc của mình. Đến khi qua đời Từ Hi Thái Hậu còn được chôn cùng không ít hạt ngọc quý giá.
Theo ghi chép trong quyển "Ái nguyệt hiên bút ký", trước khi thi thể của Từ Hi Thái Hậu được đưa vào quan tài, người ta đã phủ kín phần đáy quan tài một lớp châu báu ngọc ngà bao gồm 12.604 viên ngọc trai, 85 miếng hồng ngọc, 2 miếng ngọc lục bảo, 203 miếng bạch ngọc và bích tỉ. Chưa dừng tại đó, bên trên lớp châu báu này còn được phủ một tấm đệm thêu hoa sen với 2.400 viên ngọc trai.
Riêng phần áo liệm của Từ Hi Thái Hậu đã được đính 420 viên ngọc trai cỡ lớn, 1.000 viên ngọc trai cỡ trung bình, 1.500 viên ngọc trai cỡ nhỏ và 1.135 viên đá quý các loại. Ngoài ra, bà còn đeo 2 chuỗi trang sức với 800 viên ngọc trai, 35 mảnh đá quý và đầu đội châu quan (phượng quan/mũ phượng đính ngọc trai). Trên châu quan có đính một viên ngọc trai to như quả trứng gà, nặng 4,125 lượng, trị giá 20 triệu lạng bạc, là món bảo vật cực kỳ quý hiếm trên thế giới.
Chiếc chăn phủ trên thi thể Từ Hi Thái Hậu cũng được đính 820 viên ngọc trai. Chẳng những thế, miệng của Từ Hi Thái Hậu lúc chôn cất còn ngậm một viên dạ minh châu cực kỳ quý giá. Tuy nhiên, viên dạ minh châu này không khiến giấc ngủ nghìn thu của bà được an tĩnh mà còn lại là một mầm mống tai họa về sau.
Năm 1929, Phùng Ngọc Tường - một tướng lĩnh thời Dân Quốc đã ra lệnh cho Tôn Điện Anh tiến hành đào xới nơi chôn cất của các hoàng đế Mãn Thanh, trong đó có cả ngôi mộ của Từ Hi Thái Hậu. Đây là vụ đào mộ tai tiếng và gây sốc cho người dân Trung Quốc lẫn thế giới. Theo một báo cáo, những kẻ đào mộ đã khai quật được khoảng 26.400 viên ngọc trai sau vụ việc đó.
Số phận của những viên ngọc trai này hoàn toàn ngược lại với mong muốn của Từ Hi Thái Hậu lúc còn sống, bởi vì sau này chúng đã nằm rải rác khắp nơi trên thế giới, rơi vào tay những tầng lớp khác nhau trong xã hội.
Riêng viên ngọc trai khổng lồ đính trên phượng quan mà Từ Hi Thái Hậu đội khi chôn cất cũng mang theo một câu chuyện ly kỳ.
Viên ngọc trai khổng lồ có tên là "Ngôi sao Á Châu" và là viên ngọc trai mà Từ Hi Thái Hậu yêu thích nhất khi còn sống. Ban đầu, nó thuộc về sở hữu của Hoàng đế Càn Long, ông cũng rất thích viên ngọc này. Đến cuối thời nhà Thanh, "Ngôi sao Á Châu" đã thuộc về tay Từ Hi Thái Hậu. Được biết, "Ngôi sao Á Châu" đến từ Vịnh Ba Tư. Vào thời Hoàng đế Khang Hi, nó được các sứ giả mang đến dâng tặng cho ông. Từ đó, viên ngọc trai đã trở thành báu vật của Trung Quốc.
"Ngôi sao Á Châu" có hình dạng đặc biệt, trông như một quả cà tím. Sau khi có được viên ngọc trai này, Từ Hi Thái Hậu đã lệnh cho các nghệ nhân trong cung đính thêm đá quý. Lúc đầu "Ngôi sao Á Châu" được đặt ở Viên Minh Viên, sau đó có một cung nữ nổi lòng tham muốn trộm bảo bối này đi. Từ Hi Thái Hậu phát hiện kế hoạch này nên đã lệnh đánh chết cung nữ kia. Từ đó, viên ngọc trai được bảo quản trực tiếp bởi Từ Hi Thái Hậu. Đến khi bà mất, hậu nhân cũng đội châu quan có đính viên ngọc trai này cho bà trước khi chôn cất.
Sau khi bị Tôn Điện Anh lấy khỏi mộ Từ Hi Thái Hậu, viên ngọc trai này đã lưu lạc khắp nơi. Theo truyền thông Nhật Bản đưa tin ngày 10/2/1993, viên ngọc trai tự nhiên này đã từng xuất hiện một lần tại đất nước Phù Tang và được trưng bày tại lễ kỷ niệm 100 năm nuôi cấy thành công ngọc trai nhân tạo.
Suốt thời gian qua, "Ngôi sao Á Châu" được xem như một viên ngọc vô chủ, được trưng bày ở khắp thế giới nhưng không cố định ở một bảo tàng nào cả. Theo một báo cáo mới nhất, viên ngọc trai từng được Từ Hi Thái Hậu say mê đang nằm trong tay một nhà sưu tập ở London (Anh) và giá trị hiện tại không thể đo đếm được.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất