Cá mập hiện đại có thân hình to lớn, nhưng tổ tiên 360 triệu năm trước của chúng lại trông rất giống loài lươn
Tìm thấy bàn tay của du khách mất tích trong bụng cá mập hổ / Phát hiện cá mập 6 mang từ thời khủng long
Ngày nay có hơn 500 loài cá mập sinh sống trên khắp các đại dương của chúng ta và những loài này khác nhau rất nhiều về hình dạng, kích cỡ, thói quen kiếm ăn và hành vi.
Nhưng có một chi cá mập rất nguyên thủy được gọi là Phoebodus, chúng tách biệt hoàn toàn so với phần còn lại, thực sự trông chúng không hề giống với bất cứ con cá mập nào mà chúng ta đã nhìn thấy trước đây, thay vào đó, nó trông giống một con lươn.
Phoebodus không được biết đến nhiều cho đến khi một nhóm các nhà cổ sinh vật học phát hiện ra một hóa thạch của loài này có niên đại từ 360 triệu năm trước.
Theo National Geographic, các nhà khoa học đã phát hiện ra một số hộp sọ và bộ xương gần như hoàn chỉnh từ hai loài Phoebodus khi làm việc ở miền đông Morocco.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng Phoebodus có thân hình khá giống với loài lươn, chúng có thân hình và mõm thon dài, điều đó đã khiến chúng trở thành động vật duy nhất có xương hàm sở hữu hình dạng cơ thể anguilliform mà con người từng biết tới.
Điều thú vị hơn nữa về khám phá này là việc chúng ta rất hiếm khi tìm thấy hóa thạch cá mập. Bộ xương của cá mập được làm từ sụn và có cấu trúc yếu hơn xương rắn rất nhiều, bởi vậy chúng rất dễ bị phá hủy ở môi trường tự nhiên.
Nhưng phát hiện lần này lại cho thấy những hóa thạch này được bảo quản một cách hoàn hảo đến đáng kinh ngạc.
Các hóa thạch được khai quật ở nơi từng là một lưu vực biển nông trong thời kỳ Devonia.
Khi những con cá mập chết ở đó, sự lưu thông nước hạn chế và lượng ôxy thấp từ lưu vực đã tạo ra một môi trường ngăn cơ thể chúng bị phá hủy bởi những loài động vật ăn xác thối cũng như vi khuẩn và sự xói mòn của dòng nước biển.
"Mặc dù cá mập Phoebodus được biết đến trước đó trong nhiều thập kỷ, nhưng hầu hết vẫn chỉ là thông qua những mẫu hóa thạch răng chứ không phải là những bộ xương hóa thạch hoàn chỉnh", đồng tác giả của nghiên cứu Linda Frey chia sẻ.
Đó là loài cá nhám mang xếp là một loài cá mập thuộc chi Chlamydoselachus, họ Chlamydoselachidae. Chúng được tìm thấy ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, nhưng lại là một loài sống ẩn dật và rất khó để quan sát kỹ.
Các nhà nghiên cứu đã tìm cách so sánh hình ảnh CT của hóa thạch Phoebodus với bộ xương của một con cá nhám mang xếp và thấy rằng chúng có vẻ ngoài khá tương đồng nhau nhưng hai giống cá mập này lại có khả năng di chuyển hoàn toàn khác nhau.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng răng của loài cá mập Phoebodus có hình dạng răng cưa và tách thành hàng, họ hy vọng rằng sẽ nghiên cứu được tính năng vật lý đó để tìm ra manh mối về cách thức cá mập nguyên thủy ăn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào