Khám phá

Cá sấu khổng lồ thời tiền sử sống ở Châu Phi có thể nuốt chửng khủng long

Cá sấu được biết đến là loài động vật ăn thịt máu lạnh đáng sợ nhất trên Trái Đất ngày nay, nhưng trong lịch sử hành tinh của chúng ta còn có rất nhiều loài cá sấu khổng lồ đáng sợ hơn rất nhiều, một trong số đó là loài Sarcosuchus.

Những bé cây mọc "sai trái" khiến gia chủ phát bực, nhọc nhằn công chăm sóc mà người hưởng lại là gã hàng xóm lâu năm / Israel: Phát hiện "kho báu tàu ma" cổ xưa nhất Đông Địa Trung Hải

Sau khi Thế chiến II kết thúc, nhà cổ sinh vật học người Pháp Albert-Félix de Lapparent đã dẫn đầu một nhóm các nhà khảo cổ và cổ sinh vật học để tiến hành những cuộc thám hiểm ở sa mạc Sahara. Trong quá trình thám hiểm và khai quật tại địa tầng Kem Kem Beds, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy rất nhiều hóa thạch của một loài cá sấu có kích thước rất lớn, nằm gần Olev, gần Algeria ngày nay.

Sau đó là ở miền nam Morocco, những mẫu hóa thạch mới cũng được phát hiện, bao gồm hộp sọ, răng, đốt sống và móng vuốt. Năm 1957, H. Faure đã phát hiện ra một số hóa thạch răng bị cô lập trong hệ tầng Elrhaz Formation ở phía bắc Nigeria, nhưng những chiếc răng này lớn hơn nhiều so với những mẫu răng hóa thạch mà Albert-Félix de Lapparent tìm thấy.

Cá sấu khổng lồ thời tiền sử sống ở Châu Phi có thể nuốt chửng khủng long - Ảnh 2.

Địa tầng Kem Kem Beds.

Cá sấu khổng lồ thời tiền sử sống ở Châu Phi có thể nuốt chửng khủng long - Ảnh 3.

Albert-Félix de Lapparent (phía bên trái) và nhóm nghiên cứu.

Cá sấu khổng lồ thời tiền sử sống ở Châu Phi có thể nuốt chửng khủng long - Ảnh 4.

Một số mẫu hóa thạch răng khổng lồ của loài cá sấu Sarcosuchus.

 

Cá sấu khổng lồ thời tiền sử sống ở Châu Phi có thể nuốt chửng khủng long - Ảnh 5.

Hình ảnh thực tế của địa tầng Kem Kem Beds.

Thông qua nghiên cứu về những mẫu hóa thạch cá sấu khổng lồ từ Bắc Phi, nhà cổ sinh vật học người Pháp De Broin đã chỉ ra rằng đây là một loài cá sấu có miệng thuôn dài, giống như loài cá sấy Ấn Độ ngày nay.

 

Sau đó, nhóm nghiên cứu của Hội đồng năng lượng nguyên tử Pháp (CEA) đã phát hiện ra một mẫu hóa thạch hộp sọ gần như hoàn chỉnh của loài này ở phía bắc Nigeria vào năm 1964, và hộp sọ được gửi đến Paris để nghiên cứu.

Sau khi nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng những mẫu hóa thạch đã được tìm thấy, hai nhà cổ sinh vật học De Broin và Phillipe Taquet đã đặt tên cho loài cá sấu khổng lồ này là Sarcosuchus. Cái tên này được lấy từ tiếng Hy Lạp, với "Sarco" có nghĩ là cơ bắp còn "suchus" nghĩa là cá sấu.

Việc phát hiện ra một loài cá sấu khổng lồ như Sarcosuchus ở Bắc Phi đáng ra phải là một sự kiện gây chấn động giới cố sinh vật học trên toàn thế giới, nhưng đáng tiếc là trong thời gian đó, giới nghiên cứu tại Pháp lại không công bố nên sợ tồn tại của chúng đã không được thế giới biết tới trong nhiều năm sau đó.

Cá sấu khổng lồ thời tiền sử sống ở Châu Phi có thể nuốt chửng khủng long - Ảnh 6.

Paul Sereno (áo đỏ phía bên trái) - giáo sư cổ sinh vật học tại Đại học Chicago và là một "nhà thám hiểm cư trú" địa lý quốc gia, người đã phát hiện ra một số loài khủng long mới trên một số lục địa, bao gồm tại các địa điểm ở Nội Mông, Argentina, Morocco và Nigeria.

 

Từ năm 1997 đến năm 2000, Paul Sereno, một nhà cổ sinh vật học đến từ Hoa Kỳ, đã dẫn đầu một cuộc thám hiểm tới Nigeria một lần nữa. Họ tin rằng chuyến thám hiểm này sẽ khám phá ra một số lượng lớn hóa thạch cổ sinh vật học. Sau những cuộc khai quật gian khổ tại những nơi hoang vắng ở sa mạc Sahara, đội thám hiểm đã phát hiện ra một quần thể hóa thạch có tổng trọng lượng nặng 20 tấn, trong đó có 7 con cá sấu Sarcosuchus.

Bảy con cá sấu Sarcosuchus được tìm thấy bao gồm các giai đoạn khác nhau từ giai đoạn đang phát triển cho đến khi trưởng thành, trong đó có cả những mẫu hóa thạch hoàn chỉnh của loài này.

Sau khi trở về Hoa Kỳ, Paul Sereno đã ngay lập tử tổ chức một cuộc họp báo để giới thiệu về phát hiện của mình. Ông cũng hợp tác với National Geographic để giới thiệu loài cá sấu tiền sử khổng lồ này với toàn thế giới. Ngay sau đó, National Geographic và Paul Sereno đã hợp tác với nhau để khôi phục mô hình của loài Sarcosuchus với tỷ lệ 1:1 để cho mọi người có thể tận mắt nhìn thấy và hình dung ra kích thước thực tế của loài cá sấu này đồ sộ đến mức nào.

Cá sấu khổng lồ thời tiền sử sống ở Châu Phi có thể nuốt chửng khủng long - Ảnh 7.

Sarcosuchus là một loài siêu cá sấu thời tiền sử, sau khi phân tích và mô phỏng tỷ lệ hộp sọ với cơ thể theo tỷ lệ của cá sấu Ấn Độ và các loài cá sấu nước mặn, các nhà nghiên cứu thấy rằng với mẫu hóa thạch hộp sọ của cá thể lớn nhất được tìm thấy (dài 1,6 mét) thì chúng sẽ sở hữu chiều dài cơ thể lên tới 11,65 mét và nặng khoảng 8 tấn.

 

Cá sấu khổng lồ thời tiền sử sống ở Châu Phi có thể nuốt chửng khủng long - Ảnh 8.

So sánh kích thước của Sarcosuchus với kích thước của một người trưởng thành.

Với kích thước khổng lồ như vậy, loài cá sấu Sarcosuchus phải mất rất nhiều thời gian để có thể phát triển chiều dài cơ thể tới hơn 11 mét, điều này cũng đồng nghĩa với việc loài này có tuổi thọ rất cao. Theo nghiên cứu về bộ xương của loài cá sấu này, khi chúng 40 tuổi thì chiều dài cơ thể của chúng mới chỉ bằng 80% khi so sánh với một con trường thành, ước tính loài Sarcosuchus thực sự đạt kích cỡ cực đại và trưởng thành khi chúng đạt 50 đến 60 tuổi.

Cá sấu khổng lồ thời tiền sử sống ở Châu Phi có thể nuốt chửng khủng long - Ảnh 9.

So sánh kích thước hộp sọ của con người với loài Sarcosuchus.

 

Cá sấu khổng lồ thời tiền sử sống ở Châu Phi có thể nuốt chửng khủng long - Ảnh 10.

So sánh kích thước hộp sọ của loài Sarcosuchus với các loài cá sấu tiền sử khác.

Cá sấu khổng lồ thời tiền sử sống ở Châu Phi có thể nuốt chửng khủng long - Ảnh 11.

Cá sấu Ấn Độ hay cá sấu sông Hằng, tên khoa học Gavialis gangeticus. Đây là một trong ba loài cá sấu bản địa lục địa Ấn Độ cùng với cá sấu đầm lầy và cá sấu cửa sông. Nó là một trong những loài cá sấu còn sống dài nhất. Con trưởng thành trung bình dài từ 3,5-4,5 mét.

 

Sarcosuchus là một loài săn mồi hết sức khủng khiếp và to lớn, chúng có một cái đầu to và cái mõm tương đối mảnh mai chiếm 75% tổng chiều dài của hộp sọ, hình dáng hộp sọ của chúng tương đối giống với loài cá sấu Ấn Độ ngày nay. Có một phần nhô ra (gọi là Bulla) ở đầu trước mõm của cá sấu Sarcosuchus. Phần nhô ra này có khả năng cải thiện khứu giác. Mũi và mắt của loài cá sấu khổng lồ này nằm trên đỉnh đầu,điều này giúp cho chúng không cẩn phải nổi hoàn toàn lê mặt nước để quan sát và thở.

Vũ khí đáng sợ nhất của loài Sarcosuchus là cái miệng "siêu to khổng lồ" với chi chít những chiếc răng sắc nhọn (có 70 chiếc răng ở hàm trên và 62 chiếc răng ở hàm dưới). Răng của chúng rất dày và có hình nón, có thể cung cấp cho chúng những cú tạp cực mạnh, dễ dàng xuyên thủng da thịt của con mồi.

Cá sấu khổng lồ thời tiền sử sống ở Châu Phi có thể nuốt chửng khủng long - Ảnh 12.

Vũ khí đáng sợ nhất của loài Sarcosuchus là cái miệng "siêu to khổng lồ" với chi chít những chiếc răng sắc nhọn.

 

Cá sấu khổng lồ thời tiền sử sống ở Châu Phi có thể nuốt chửng khủng long - Ảnh 13.

Hàm dưới của loài Sarcosuchus.

Giống như cá sấu ngày nay, cá sấu Sarcosuchus cũng có những mảnh xương Osteoderm (xương vẩy) trên cơ thể to lớn của chúng, lớp Osteoderm này vai trò bảo vệ cơ thể. Thông qua mô phỏng và phân tích, giới nghiên cứu nhận thấy cơ thể của loài cá sâu này có cấu trúc vành đai rộng hơn cá sấu hiện đại, điều này có nghĩa là khả năng di chuyển trên đất liền của chúng cũng tốt hơn khi so với các loài cá sấu hiện đại.

 

Cá sấu khổng lồ thời tiền sử sống ở Châu Phi có thể nuốt chửng khủng long - Ảnh 14.

Cá sấu khổng lồ thời tiền sử sống ở Châu Phi có thể nuốt chửng khủng long - Ảnh 15.

Bộ xương hoàn chỉnh của loài Sarcosuchus.

Sarcosuchus là một chi Crocodylomorpha đã tuyệt chủng và là họ hàng xa của cá sấu, sống cách đây 112 triệu năm. Nó sống vào đầu kỷ Creta tại nơi hiện nay là Châu Phi và Nam Mỹ và là một trong những chi bò sát dạng cá sấu lớn nhất từ tồn tại.

 

Sahara vào thời điểm đó rất khác so với ngày nay. Theo thông tin địa tầng, sa mạc Sahara của thời kỳ này có khí hậu rất ẩm ướt, với những dòng sông và hồ lớn trên mặt đất.

Cá sấu khổng lồ thời tiền sử sống ở Châu Phi có thể nuốt chửng khủng long - Ảnh 16.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm