Cá và nhiều sinh vật biển khác có bị chết đuối hay không?
DNVN – Có bao giờ bạn tự hỏi, cá và một số sinh vật khác có thể bị chết đuối hay không? Nếu muốn có câu trả lời, mời quý độc giả cùng theo dõi bài viết dưới đây.
15 điều bất ngờ của tạo hóa dành cho động vật / 15 khám phá thú vị ít ai biết về thế giới động vật
Theo định nghĩa của các nhà khoa học, “chết đuối” là quá trình con người bị ngạt thở trong chất lỏng. Trong khi đó, thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, có khoảng 236.000 người bị chết đuối mỗi năm.
Tất nhiên, không phải chỉ riêng con người là loài động vật duy nhất bị chết đuối. Cụ thể, từ chim, chó, rắn và nhiều loài khác đều có nguy cơ bị chết đuối nếu bị chìm trong chất lỏng mà không có cách nào thoát ra.
Thế nhưng, đối với các loài động vật sống hoàn toàn trong nước như cá và một số sinh vật biển khác thì sao? Chúng có bị chết đuối không? Và câu trả lời là: “Có”.
Các loài cá vẫn có nguy cơ bị chết đuối.
Theo Frances Withrow – một nhà khoa học biển tại Oceana, tổ chức bảo vệ và bảo tồn môi trường: “Động vật biển cũng cần có oxy để sống. Chỉ là chúng sống nhờ oxy hòa tan trong nước, còn chúng ta thì lấy oxy từ không khí. Khi cơ quan hô hấp bị tổn hại hoặc bị mắc kẹt vì một vấn đề nào đó, chúng vẫn bị chết đuối.”
Trong thiên nhiên hoang dã, hầu hết các loài cá đều lấy oxy nuôi cơ thể bằng việc đưa nước qua mang. Nếu mang bị hỏng hoặc luồng nước không thể di chuyển qua mang, chúng sẽ bị thiếu oxy và dẫn tới tử vong.
Những thiết bị bắt cá như lưỡi câu, lưới hoặc một số mầm bệnh là nguyên nhân chính khiến cá bị chết ngạt do tổn thương mang. Thậm chí, ngay cả những ngoài cần lượng oxy thấp hoặc có thể bơm nước qua mang khi nằm im, ngủ vẫn có nguy cơ bị chết ngạt khi mắc phải lưới.
Hơn nữa, nước ấm có lượng oxy hòa tan ít hơn nhiều so với nước lạnh. Qua đó, có thể thấy việc Trái Đất nóng lên do biến đổi khí hậu và nạn săn bắt tận diệt đang giết dần các loài cá.
Nếu không có biện pháp khắc phục hoặc bảo tồn hợp lý, nhiều khả năng sẽ có rất nhiều loài bị tuyệt chủng trong tương lai gần.
Quốc Bảo (Theo Live Science)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo