Khám phá

Cá voi lưng gù và chuyến di cư ngàn dặm ngoài khơi Australia

Vài trăm cá thể cá voi lưng gù được tìm thấy đang tung tăng bơi lội ở ngoài khơi phía Đông Australia trong chuyến hành trình di cư hàng vạn cây số đến phía Bắc của chúng.

Tròn mắt trước khả năng "đi trốn" của các loài động vật / Bất ngờ trước "giác quan thứ sáu" của các loài động vật

Cá voi lưng gù (tên khoa học là Megaptera novaeangliae) ở Nam bán cầu thường sống và có phạm vi hoạt động rộng ở các vùng biển ở vùng cực, vốn có nguồn tôm cá dồi dào. Trong mùa đông, chúng di cư đến những vùng biển nhiệt đới để sinh sản.

Đường bờ biển Australia là nơi thu hút các đàn cá voi trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm khi sinh vật khổng lồ này bơi từ Nam Cực lên phía Bắc để kiếm ăn, giao phối và sinh con ở vùng biển cận nhiệt đới.

Cuộc di cư hàng năm của cá voi có thể bao phủ tới 10.000 km và thu hút hàng nghìn du khách đến các đô thị ven biển như Byron Bay, Hervey Bay và Eden. Cơ quan Nông nghiệp, Nước và Môi trường Australia cho hay, phần lớn cá lưng gù di cư về phíaNam Đại Đươngtừ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm.

Cuộc di cư nơi phía đông bờ biển bắt đầu khi những con cá voi lưng gù bơi về phía Bắc từ Nam Cực đến vùng nước ấm hơn ở rạn san hô Great Barrier Reef để sinh sản.
Cuộc di cư nơi phía đông bờ biển bắt đầu khi những con cá voi lưng gù bơi về phía Bắc từ Nam Cực đến vùng nước ấm hơn ở rạn san hô Great Barrier Reef để sinh sản.

Nhiều người dân đã trông thấy những cá thể cá voi gù lưng ở Sydney và  ngoài khơi bờ biển từ Merimbula ở miền nam NSW đến Vịnh Hervey ở Queensland.
Nhiều người dân đã trông thấy những cá thể cá voi gù lưng ở Sydney và ngoài khơi bờ biển từ Merimbula ở miền nam NSW đến Vịnh Hervey ở Queensland.

Cảnh tượng ngoạn mục này đã được ghi lại bởi những người du khách trong chuyến đi ngắm cá voi ở ngoài cảng Sydney.
Cảnh tượng ngoạn mục này đã được ghi lại bởi những người du khách trong chuyến đi ngắm cá voi ở ngoài cảng Sydney.

Số lượng cá thể cá voi lưng gù hiện đã khôi phục và phát triển mạnh mẽ, mất khoảng 60 năm sau khi hoạt động săn bắt cá voi cho mục đích thương mại bị cấm trong khu vực.
Số lượng cá thể cá voi lưng gù hiện đã khôi phục và phát triển mạnh mẽ, mất khoảng 60 năm sau khi hoạt động săn bắt cá voi cho mục đích thương mại bị cấm trong khu vực.

Cá voi lưng gù đã được đưa ra khỏi danh sách các loài bị đe dọa tuyệt chủng vào tháng 2 sau khi số lượng cá voi tăng lên đáng kể lên đến khoảng 40.000 con.
Cá voi lưng gù đã được đưa ra khỏi danh sách các loài bị đe dọa tuyệt chủng vào tháng 2 sau khi số lượng cá voi tăng lên đáng kể lên đến khoảng 40.000 con.

Hành vi bơi lội của từng cá thể đều riêng biệt, từ việc để lộ đuôi khi lặn xuống biển đến việc nhảy lên khỏi mặt nước.
Hành vi bơi lội của từng cá thể đều riêng biệt, từ việc để lộ đuôi khi lặn xuống biển đến việc nhảy lên khỏi mặt nước.

Tất cả các loài cá voi đều có khả năng nhảy lên mặt nước nhưng khả năng này phổ biến hơn ở cá voi lưng gù.
Tất cả các loài cá voi đều có khả năng nhảy lên mặt nước nhưng khả năng này phổ biến hơn ở cá voi lưng gù.

Hà biển có mối quan hệ cộng sinh với cá voi lưng gù bằng cách bám vào các bộ phận khác nhau của cá voi, bao gồm cả vây đuôi.
Hà biển có mối quan hệ cộng sinh với cá voi lưng gù bằng cách bám vào các bộ phận khác nhau của cá voi, bao gồm cả vây đuôi.

Giới khoa học vẫn chưa giải đáp được nguyên nhân tại sao cá voi lưng gù nhảy lên mặt nước. Tuy nhiên, lời giải thích hợp lý nhất bây giờ được cho là một hình thức giao tiếp. 
Giới khoa học vẫn chưa giải đáp được nguyên nhân tại sao cá voi lưng gù nhảy lên mặt nước. Tuy nhiên, lời giải thích hợp lý nhất bây giờ được cho là một hình thức giao tiếp.

Bức ảnh chụp lại khoảnh khắc 2 chú cá voi lưng gù thực hiện màn nhảy lên mặt nước ngoài khơi biển Australia.
Bức ảnh chụp lại khoảnh khắc 2 chú cá voi lưng gù thực hiện màn nhảy lên mặt nước ngoài khơi biển Australia.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm