Cá voi lưng gù vừa tạo ra kỷ lục mới, khiến nhà khoa học ‘sốc’ vì bơi qua tận ba đại dương chỉ để tìm ‘bạn tình'
Loài sinh vật có răng quý hơn vàng! Một chiếc răng từng được bán với giá cao tới 10.000 bảng Anh / Phát hiện loài cóc to nhất thế giới với kích thước gần bằng con mèo
Một con cá voi lưng gù đực đã bơi khoảng 13.046 km từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương, hòa mình vào các quần thể cá voi khác và có khả năng quan hệ tình dục với chúng trên đường đi.
Một nghiên cứu mới cho thấy một con cá voi lưng gù đực đã vượt qua ít nhất ba đại dương để tìm kiếm bạn tình. Giới nghiên cứu cho biết, hành trình của loài cá voi này bắt đầu từ ngoài khơi bờ biển Colombia ở phía đông Thái Bình Dương và kết thúc ngoài khơi bờ biển Zanzibar ở phía tây nam Ấn Độ Dương.
Ted Cheeseman - Nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Southern Cross ở Úc và là giám đốc của Happywhale cho biết con cá voi này có khả năng đã bơi về phía đông từ Colombia, đi theo các dòng hải lưu thịnh hành ở Nam Đại Dương và có khả năng ghé thăm quần thể cá voi lưng gù ở Đại Tây Dương.
"Đây là một phát hiện rất thú vị", Cheeseman nói.
Hành trình xuyên đại dương được quan sát trong nghiên cứu mới cho thấy rằng quá trình di cư của cá voi lưng gù linh hoạt hơn so với suy nghĩ trước đây của các nhà nghiên cứu. Trước đây, chẳng hạn như trường hợp một con cá voi lưng gù cái bơi 9.800 km từ Brazil đến Madagascar trong khoảng thời gian từ năm 1999 - 2001 thì con cá voi lưng gù đực trong nghiên cứu mới đã lập một kỷ lục mới về khoảng cách khi di chuyển từ khu vực sinh sản này sang khu vực sinh sản khác.
"Chúng tôi đã có thể ghi lại hành vi mới lạ giúp hiểu biết sâu sắc về hệ sinh thái của cá voi lưng gù", Ekaterina Kalashnikova - một nhà sinh vật học làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Barazuto nói.
Phát hiện này dựa trên những bức ảnh mà các nhà nghiên cứu chụp từ năm 2013 - 2022 và sau đó họ đăng lên Happywhale. Những bức ảnh cho thấy cùng một con đực trưởng thành về mặt tình dục ở hai địa điểm ngoài khơi Colombia. Sau đó 5 năm sau ở kênh Zanzibar, mỗi lần đều đi cùng một nhóm cạnh tranh, một nhóm cá voi trong đó một con cái được một "người hộ tống chính" đực bảo vệ chặt chẽ và những con đực khác cạnh tranh để tiếp cận nó.
Theo nghiên cứu, động lực cho chuyến đi có lẽ là tình dục, con đực đang tăng cơ hội sinh sản bằng cách hòa nhập với các thành viên của quần thể sinh sản khác. Những lý do khác cho cuộc phiêu lưu bất thường của con cá voi có thể liên quan đến những thay đổi về môi trường tác động đến sự phân phối thức ăn, biến đổi khí hậu và sự gia tăng quần thể cá voi lưng gù, thúc đẩy sự cạnh tranh giữa những con đực trong mùa kiếm ăn và sinh sản.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Rắn hổ mang lao vào chuồng săn mèo rồi nhận cái kết 'muối mặt'
Mua được chiếc giường cổ khắc 55 con rồng xanh bằng gỗ quý hiếm, 14 năm sau vị đại gia bán 1,8 nghìn tỷ
CLIP: Trâu rừng đực ‘đơn thương độc mã’ ác chiến với cả bầy sư tử và cái kết bất ngờ
CLIP: Cả gan chọc tức hà mã, sư tử nhận cái kết nhớ đời
CLIP: Tấn công gà con, cặp rắn hổ mang bị gà mẹ mổ cho 'thừa sống thiếu chết'
Bí mật đằng sau quyết định lui về ở ẩn của Dương Quá: Toan tính của Kim Dung hay sự an bài cho số phận?