Cá voi quái vật hiện hình giữa sa mạc Ai Cập, mang tên pharaoh
Tại sao cá nhà táng ngủ thẳng đứng? / Rái cá khổng lồ hạ sát cá sấu Caiman làm thức ăn
Cá voi quái vật Tutcetus rayanensis sinh sống ở Đại dương Tethys khoảng 41 triệu năm trước - tức thuộc thế Thủy Tân (Eocen) của kỷ Cổ Cận (Paleocen), một vùng biển đầy những sinh vật kỳ dị từng ngự trị ở nơi nay là miền đất khô cằn của Ai Cập.
Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Communications Biology, nó thuộc một nhóm sinh vật biển cổ đại mang tên Basilosauridae, đại diện cho một giai đoạn quan trọng trong quá trình tiến hóa của cá voi khi chúng chuyển từ cuộc sống trên đất liền sang biển khơi.
Chân dung cá voi quái vật vừa được khai quật ở Ai Cập - Ảnh đồ họa: Ahmed Morsi / Hesham Sallam
Con cá voi quái vật vừa được tìm thấy ở Ai Cập cũng mang dấu vết quan trọng của quá trình tiến hóa còn dang dở thời kỳ đó.
Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi GS Hesham Sallam từ Đại học Mỹ tại Ai Cập, Tutcetus rayanensis là đại diện nhỏ bé nhất của nhóm sinh vật biển này.
Tuy nhiên do cá voi đều ngoại cỡ nên con "nhỏ bé" này cũng dài tận 2,5 m và nặng tới 187 kg.
Hóa thạch loài cá voi mới được tìm thấy giữa vùng hoang mạc của Ai Cập, nơi từng là đại dương đầy quái vật - Ảnh: Communications Biology
Hình ảnh phục dựng cho thấy một thân hình kỳ dị và một khuôn mặt hung dữ, hàm răng đáng sợ hơn các con cá voi hiện đại. Điểm độc đáo nhất trên thân hình nó là một cặp chân sau dị dạng.
Theo Sci-News, các bước nghiên cứu cho thấy cặp chân nhỏ bé không giúp nó đi lại hay bơi lội, nhưng có thể mang giá trị đặc biệt khi giao phối.
Ngoài ra, Tutcetus rayanensis là một đại diện thuộc nhóm cổ xưa nhất của Basilosauridae, mà theo GS Sallam nó đã ghi lại một trong những giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển đổi từ sinh vật trên cạn sang sinh vật dưới nước của cá voi.
Cá thể giúp xác định loại mới được khai quật tại Hệ tầng Sath El-Hadid thuộc Vũng trũng Fayum ở Ai Cập, là một con "vị thành niên", được thể hiện qua xương trong hộp sọ và đốt sống đã hợp nhất và răng vĩnh viễn đang mọc dần.
"Điều này cũng ủng hộ ý kiến cho rằng Fayum ngày nay là khu vực sinh sản quan trọng của cá voi cổ đại" - GS Sallam nói, bổ sung rằng sự tồn tại của loài này còn cho thấy khả năng đạt được sự lan rộng nhanh chóng của Basilosauridae ở bán cầu Nam.
Nhóm sinh vật này đã được tiến hóa để đáp ứng với sự kiện nóng lên toàn cầu được gọi là cực đại nhiệt Lutetian, xảy ra khoảng 42 triệu năm trước.
- Video: Những bức ảnh bí ẩn nhất thế giới, tới nay vẫn chưa có lời giải.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này