Các cách phi tần ngày xưa 'thông báo' đến ngày 'đèn đỏ' để thái giám không lựa nhầm người thị tẩm
Họ mà Chu Nguyên Chương căm hận nhất, đàn ông trong họ phải làm nô lệ, phụ nữ phải làm kỹ nữ, người đời sau đều lặng lẽ thay tên đổi họ / Tròn mắt khi hiểu lý do các Hoàng đế chỉ ngủ ở phòng nhỏ 10m2 dù 'có cả thiên hạ trong tay'
Phi tần thời xưa nếu được hoàng đế lâm hạnh và may mắn có con thì coi như địa vị cũng nâng lên vài bậc. Tuy nhiên không phải lúc nào họ cũng sẵn sàng nhận ân điển này bởi đã là phụ nữ thì sẽ luôn có một khoảng thời gian gọi là ngày "đèn đỏ" mỗi tháng.
Phi tần đến kì kinh nguyệt tất nhiên không tiện để hầu hạ chuyện giường chiếu cho hoàng thượng. Nhưng đây là vấn đề nhạy cảm của phụ nữ nên cũng không thể tiết lộ một cách sỗ sàng được. Do đó, các phi tần thường sẽ chấm lên trán một vết mực đỏ để ngầm thông báo với các thái giám lo chuyện thị tẩm trong cung là họ đang trong khoảng thời gian "bất tiện". Hành động này vừa tinh tế lại vừa giúp các thái giám không chọn nhầm người. Nếu không chấm vết đỏ lên mặt thì các phi tần có thể thông báo bằng cách buộc một sợi dây màu đỏ vào tay hay treo một chiếc đèn lồng đỏ trước cửa.
Sử sách về thời phong kiến Trung Quốc có ghi chép lại rằng, vào triều đại nhà Minh và nhà Thanh, trong cung có hẳn "phòng ngự y" chuyên theo dõi, quản lý các vấn đề của phi tần, bao gồm cả kỳ kinh nguyệt của họ. Nếu phi tần sắp đến ngày "đèn đỏ" thì sẽ có thái giám đến thông báo trước, đồng thời tạm thời bỏ tên họ ra khỏi danh sách phi tần thị tẩm dâng lên hoàng đế mỗi ngày để tránh nhầm lẫn.Sở dĩ việc này được coi trọng là bởi nếu chẳng may phi tần làm hoàng đế mất hứng thì họ có thể bịgiáng tội khi quân, tống vào lãnh cung hay thậm chí là mất mạng.
Hay vào thời nhà Đường, chuyện phi tần "đến ngày" còn được thông báo bằng tấu sớ. Phi tần nào cảm thấy thân thể không thoải mái, bất tiện trong việc hầu hạ hoàng đế thì có thể viết mật tấu gửi cho người xem xét. Tuy nhiên, vì đây là chuyện khá tế nhị nên càng về sau, người ta càng nghĩ ra nhiều cách thông báo khéo léo hơn như buộc dây đỏ, đeo nhẫn, hoặc treo đèn trước tẩm cung,...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ