Các nhà khoa học Anh phát hiện biểu hiện ngôn ngữ ở tinh tinh
'Chết cười' tinh tinh ngỗ nghịch trêu chọc rùa nhỏ / Bán đấu giá bộ sưu tập tranh của họa sĩ tinh tinh nổi tiếng với giá 250.000 USD
Các nhà sinh vật học từ lâu đã thất bại trong việc tìm kiếm biểu hiện thô sơ của lời nói ở loài linh trưởng, nhưng tất cả các nghiên cứu trước đây đều tập trung vào nghiên cứu âm thanh do chúng tạo ra. Các tác giả nghiên cứu cho rằng lời nói của con người phát sinh không những trong quá trình tiến hóa của âm thanh, mà còn dựa trên sự chuyển động của môi.
Được biết, con người trên khắp thế giới, bất kể họ nói ngôn ngữ gì, trong cuộc trò chuyện thường mở miệng 2-7 lần/giây, mỗi chu kỳ tương ứng với một âm tiết.
So sánh các video về bốn quần thể tinh tinh pan troglodytes: hai con tinh tinh hoang dã ở Uganda và hai con được nuôi trong các vườn thú ở Anh và Đức, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đôi môi của loài linh trưởng này chuyển động với nhịp điệu trung bình 4 “âm tiết”/giây.
Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể về tốc độ chuyển động môi trung bình giữa quần thể khỉ nuôi nhốt và khỉ hoang dã.
Các tác giả cho rằng, việc bập môi của tinh tinh đóng vai trò của lời nói, bằng cách đó chúng thu hút sự chú ý, truyền đạt cảm xúc và thông tin. Kết hợp với những âm thanh đặc biệt mà con vật tạo ra khi chúng chăm sóc lẫn nhau, những chuyển động nhịp nhàng này là yếu tố quan trọng trong giao tiếp và tương tác xã hội giữa các cá thể.
"Phát hiện của chúng tôi ủng hộ giả thuyết rằng các tín hiệu nhịp điệu môi của linh trưởng dùng để thu hút sự chú ý - nhà nghiên cứu Adriano Lameira từ Trường Tâm lý học và Thần kinh học tại Đại học St. Andrew ở Anh cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Việt Nam phát hiện nhiều thú quý hiếm, có loài đang nguy cấp, được thế giới truy lùng ráo riết
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?