Các nhà khoa học đã phải nhờ vào AI để trả lời câu hỏi: Con người sơ khai bắt đầu sử dụng lửa khi nào?
"Bạch tuộc" sa mạc: Sống tới hơn 3.000 năm tuổi, giữ bí mật trường sinh loài người mơ ước / Chuyện chưa kể về những ân nhân tình cờ trong thảm họa Titanic: Ấm áp lòng người giữa đêm băng lạnh giá và cuộc đua phép màu với tử thần
Trong khi các nhà khoa học từ lâu đã đưa ra giả thuyết rằng con người sơ khai bắt đầu sử dụng lửa khoảng một triệu năm trước, nhưng đó vẫn chỉ là giả thuyết và phỏng đoán, bởi bằng chứng có khảo cổ để chứng minh điều này cho tới nay vẫn rất hiếm và khó tìm.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, khi mà chúng ta đã có những tiến bộ khoa học công nghệ nhất định thì trí tuệ nhân tạo có thể thay đổi điều đó. Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng này trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học Weizmann có thể đã tìm thấy tàn tích của đám cháy 800.000 năm tuổi ở Israel.
Trước đây, để xác định liệu một đám cháy đã từng xảy ra hay chưa, các nhà nghiên cứu thường dựa vào việc tìm kiếm những bằng chứng đơn giản (như tàn tích của than củi) và phân tích xương để phát hiện những thay đổi của nguyên tử, Michael Price viết trên Science. Và thực tế đã cho thấy phương pháp này có tính khoa học và mức độ tin cậy rất cao,tuy nhiên bằng chứng về loại mẫu vật này hiếm khi được tìm thấy ở các di chỉ cổ đại. Thay vào đó, những hiện vật thường được phát hiện chủ yếu là các công cụ bằng đá, thường được làm từ đá lửa.
Việc kiểm soát lửa của con người thời kỳ đầu được coi là một công nghệ quan trọng cho phép con người tiến hóa. Lửa cung cấp hơi ấm và ánh sáng, bảo vệ tổ tiên của chúng ta khỏi những kẻ săn mồi (đặc biệt là vào ban đêm), đồng thời lửa cũng là nhân tố để tạo ra các công cụ săn bắn tiên tiến hơn và cũng là một phương pháp nấu chín thức ăn.
Theo đó, để tìm ra câu trả lời, các nhà nghiên cứu đã nung các mẩu đá lửa ở các nhiệt độ khác nhau và sau đó phân tích chúng bằng phương pháp quang phổ - một kỹ thuật đo sự hấp thụ ánh sáng - nhằm xác định xem những mẫu vật đá lửa đó đã từng bị đốt cháy hay chưa. Tuy nhiên, dữ liệu kết quả quá phức tạp nên không được sử dụng nhiều.
Filipe Natalio, một nhà hóa sinh khảo cổ học tại Viện Weizmann, nói với Science: “Những thay đổi của các mẫu vật này quá phức tạp và tinh vi đến mức chúng tôi không thể dựa vào chúng để phân tích”. "Và đó là lúc chúng tôi phải dựa vào khả năng của trí tuệ nhân tạo”.
Nhận thấy rằng dữ liệu có thể chứa các mẫu quá phức tạp để con người có thể phân tích, nhóm nghiên cứu đã phát triển một chương trình AI để trợ giúp. Chắc chắn, chương trình đã có thể phân biệt thành công giữa đá lửa đã nung và chưa nung, và nó thậm chí có thể báo cáo mức độ nóng của vật liệu trong quá khứ.
Tiếp theo, để thử nghiệm chương trình của mình, các nhà nghiên cứu của Viện Weizmann, cùng với các nhà khoa học từ Đại học Hebrew của Jerusalem và Đại học Toronto, đã đến Evron Quarry, một địa điểm khảo cổ ngoài trời ở miền bắc Israel.
Sử dụng và kiểm soát lửa là một quá trình diễn ra dần dần qua nhiều giai đoạn. Theo nhà cổ sinh vật học Ian Tattersall ở Viện bảo tàng Lịch sử quốc gia New York, Mỹ thì đây là một câu hỏi khó. Có thể bằng chứng của việc con người biết dùng lửa lần đầu tiên đã không còn và những gì ngày nay chúng ta có thể tìm được chỉ là những tàn tích của những dấu vết từ rất lâu rồi và không được bảo quản tốt. “Nhưng phải nhắc lại đây cũng chỉ là phỏng đoán, chúng ta không biết chắc” – ông nói.
Natalio nói trong một báo cáo từ Viện Weizmann: “Khi chúng tôi bắt đầu dự án này, các nhà khảo cổ học đang thực hiện công việc phân tích những phát hiện từ Evron Quarry nói với chúng tôi rằng chúng tôi sẽ không tìm thấy bất cứ thứ gì ở đó. Tuy nhiên chúng tôi đã tự đặt cược vào niềm tin của bản thân”.
Địa điểm này được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1970; Vào thời điểm đó, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hóa thạch động vật và các công cụ thời kỳ đồ đá cũ có niên đại từ 800.000 đến 1 triệu năm trước, theo Times of Israel. Tuy nhiên, thông qua những phân tích ban đầu, không có mẫu vật nào trong số chúng có dấu hiệu dễ thấy khi tiếp xúc với lửa.
Nhưng khi Natalio và nhóm của ông trong quá trình thử nghiệm chương trình AI trên 26 công cụ đá lửa được phát hiện trước đó tại địa điểm này, họ phát hiện ra rằng chúng đã từng tiếp xúc với nhiệt độ cao trong quá khứ, một số lên tới 600 độ C. Họ cũng phân tích ngà của một con voi đã tuyệt chủng từ địa điểm này, và chương trình AI cũng cho kết quả tương tự.
Phát hiện của nhóm hỗ trợ cho “giả thuyết nấu ăn”, niềm tin được chấp nhận rộng rãi rằng việc người cổ đại sử dụng lửa là một bước quan trọng trong quá trình tiến hóa của nhân loại. Tuy nhiên, cho đến gần đây, vẫn có rất ít bằng chứng tồn tại để hỗ trợ lý thuyết đó. Hầu hết các bằng chứng về lửa đều có niên đại chỉ 200.000 năm trước, và chỉ có năm địa điểm khảo cổ được tìm thấy với bằng chứng lâu đời hơn 500.000 năm. Nhưng bây giờ, Natalio nói, "Chúng tôi có thể vừa tìm ra địa điểm thứ sáu".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính