Khám phá

Các nhà khoa học Nga phát hiện ra đại dương ngầm khổng lồ

Thể tích của đại dương ngầm này được cho là lớn hơn nhiều lần kích thước đại dương trên thế giới.

Vệt sáng kỳ lạ xuất hiện trên bầu trời sân bay Mỹ / Ăn canh uống nước từ... bồn cầu ở Indonesia

Các nhà địa hóa học Nga, Đức và Pháp đã tìm thấy ở độ sâu 410 - 660 km dưới bề mặt của Trái đất một đại dương thời kỳ thái cổ (2,7 tỷ năm tuổi), thể tích của nó lớn hơn nhiều lần kích thước đại dương trên thế giới.

Ảnh minh họa.

>> Xem thêm: Vật lộn với những chú cá khổng lồ có 'một không hai' trên thế giới

Bể chứa khổng lồ này nằm bên dưới lớp vỏ trái đất trên lãnh thổ Canada và được hình thành từ thời cổ đại trong các điều kiện áp suất và nhiệt độ cao (1530°C). Nước trong nó bị nhốt vào cấu trúc tinh thể của các khoáng chất.

>> Xem thêm: 1001 thắc mắc: Loài động vật nào bất chấp báo, rắn độc?

Trước đây, các nhà khoa học đã nghi ngờ về sự tồn tại của một đại dương ngầm, nhưng nghiên cứu đã tiến hành cho phép đánh giá kích thước của nó và qua đó tuyên bố về sự tồn tại của một đại dương khổng lồ bên dưới bề mặt.

Nhiều khả năng, bể chứa nước ngầm đã sinh ra trong các giai đoạn đầu của sự phát triển hành tinh.

 

Clip có thể bạn quan tâm:

- Video trăn miến điện "trộm" vịt của nông dân và cái kết. Nguồn: Asia Wire.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm