Các nhà khoa học phát hiện Châu Phi đang tách ra làm đôi, sắp sửa hình thành một đại dương mới?
Nuôi trăn khổng lồ làm thú cưng, bé gái gây 'bão mạng' / Phát hiện hóa thạch 115 triệu năm, nghi là ‘anh em họ’ của khủng long bạo chúa
Tại một trong những nơi nóng nhất trên Trái đất, dọc theo một khu vực khô cằn gần vùng lõm Afar tại Đông Phi, bạn có thể đứng chính xác tại vị trí nơi lục địa Châu Phi đang phân tách làm đôi ở sâu dưới lòng đất.
Nghiên cứu mới nhất từ các nhà khoa học cho thấy, những hoạt động địa chất phức tạp của ba mảng kiến tạo xung quanh châu Phi, vốn đang di chuyển dần xa nhau ra, sẽ phân tách châu lục này thành hai phần và tạo ra một đại dương mới trong hàng triệu năm nữa.
Cho đến nay, bằng chứng rõ ràng nhất về sự phân tách của Châu Phi là một vết nứt dài tới 35 dặm trên sa mạc Ethiopia.
Vết nứt dài 35 dặm trên sa mạc Ethiopia đột nhiên xuất hiện vào năm 2005
Mặc dù các giả thuyết về số phận của lục địa châu Phi trong tương lai đã được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ, các phép đo vệ tinh mới đang giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về sự ra đời của một đại dương mới tại một trong những khu vực địa chất độc đáo nhất trên hành tinh.
"Đây là nơi duy nhất trên Trái đất cho phép bạn nghiên cứu làm thế nào sự rạn nứt lục địa trở thành một rạn nứt đại dương", Christopher Moore, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Leeds nói với NBC News.
Chuyên gia này hiện đang sử dụng dữ liệu từ vệ tinh để nghiên cứu các hoạt động núi lửa tại khu vực Đông Phi, vốn có liên quan tới sự phân tách của lục địa Châu Phi.
Theo các chuyên gia địa chất, một đại dương mới tại Châu Phi sẽ mất từ 5-10 triệu năm để hình thành. Trong khi đó, khu vực vùng lõm Afar là nơi lý tưởng để tìm hiểu quá trình địa chất phức tạp của các mảng kiến tạo Nubian, Somali và Arabian.
Về cơ bản, lớp vỏ của Trái Đất được tạo thành từ 16 mảng kiến tạo lớn, vốn có kích thước khổng lồ cùng hình dạng không đều. Những mảng kiến tạo này liên tục va đập, tương tác với nhau hoặc tách rời ra xa.
Trong 30 triệu năm qua, mảng Arabian ngày càng trượt xa khỏi châu Phi. Kết quả của quá trình này tạo ra Biển Đỏ và Vịnh Aden giữa châu Phi và bán đảo Ả Rập. Mảng Somali ở phía đông châu Phi cũng đang dần tách xa khỏi mảng Nubian dọc theo Đới tách giãn Đông Phi, kéo dài qua Ethiopia và Kenya.
Trong vài triệu năm nữa, một phần của Đông Phi sẽ tách rời khỏi Châu Phi, tạo ra một đại dương mới.
Trong những năm gần đây, những tiến bộ về công nghệ của các thiết bị GPS đã cách mạng hóa lĩnh vực nghiên cứu địa chất, cho phép các nhà khoa học thực hiện các phép đo chính xác về cách các mảng kiến tạo di chuyển theo thời gian thực.
"Với dữ liệu thu được từ hệ thống GPS, chúng ta có thể đo chính xác tốc độ tách rời của các mảng kiến tạo là khoảng vài mm/năm. Càng có nhiều dữ liệu từ GPS, chúng tôi càng có thể dự đoán chính xác hơn điều gì sẽ xảy ra", Ken Macdonald, nhà địa chất đại dương tại trường UC Santa Barbara chia sẻ.
Tuy nhiên, việc thực hiện nghiên cứu tại vùng lõm Afar tại Đông Phi không hề đơn giản với các nhà khoa học. Nguyên nhân lớn nhất đến từ việc khí hậu tại đây quá khắc nghiệt.
"Nơi này được gọi là hoả ngục của Dante. Afar là khu vực có người sinh sống nóng nhất trên bề mặt Trái Đất. Nhiệt độ ban ngày thường lên tới trên 54 độ C, và ban đêm mát hơn thì xuống 35 độ", Cynthia Ebinger, nhà địa vật lý tại đại học Tulane chia sẻ.
Chuyên gia này đã nghiên cứu vết nứt xuất hiện năm 2005 tại sa mạc Ethiopia. Theo chuyên gia này, việc vết nứt kéo dài 35 dặm này đột nhiên xuất hiện trong vài ngày thực chất là kết quả của quá trình di chuyển trong vài trăm năm của các mảng kiến tạo.
"Chúng tôi cố gắng tìm hiểu điều gì đã gây ra quá trình này", chuyên Ebinger giải thích. Theo đó, áp suất lớn từ các dòng dung nham sâu dưới lòng đất có thể là nguyên nhân dẫn tới vết nứt tại Afar. Nó giống như việc bơm đầy hơi vào quả bóng bay, khiến vỏ bóng bay căng và chỉ cần chạm nhẹ là có thể nổ.
Hình dung về lục địa châu Phi sau khi tách làm hai.
Theo thời gian, những hiện tượng như trên sẽ định hình lại lục địa châu Phi. Mỗi mảng ở khu vực Afar đều đang di chuyển với tốc độ khác nhau, nhưng lực tác động chung sẽ tạo ra một thứ gọi là "hệ thống sườn núi giữa đại dương", nơi cuối cùng sẽ hình thành nên đại dương mới.
"Nước từ vịnh Aden và Biển Đỏ sẽ tràn qua khu vực Afar và chảy vào Đới tách giãn Đông Phi, tạo ra một đại dương mới. Trong khi đó, một phần của Đông Phi sẽ trở thành một lục địa nhỏ riêng biệt", ông Macdonald cho biết.
Các dữ liệu địa chất học cho thấy, mảng kiến tạo Arabian đang di chuyển với tốc độ khoảng 2,5 cm/năm. Hai mảng còn lại chỉ di chuyển khoảng 5 mm/năm. Mặc dù tốc độ di chuyển của các mảng địa chất là rất chậm, các nhà nghiên cứu cho rằng đây là bằng chứng rõ ràng một sự thay đổi về địa chất sẽ diễn ra.
Khi các mảng tách ra, vật chất từ sâu bên trong Trái đất sẽ di chuyển lên bề mặt và tạo thành lớp vỏ đại dương tại các rặng núi.
"Chúng ta có thể thấy lớp vỏ đại dương đang bắt đầu hình thành, vì nó khác biệt rõ rệt với lớp vỏ lục địa về thành phần và mật độ", ông Christopher Moore cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
Đảo rắn độc nguy hiểm nhất thế giới, không ai được phép cập bến: Hai bước chân là có 1 con rắn độc!
Cận cảnh 'cầu say rượu' ngoạn mục và độc đáo bậc nhất thế giới tại Na Uy
CLIP: Cầy mangut 'đánh úp' rắn hổ mang và cái kết khiến người xem 'sốc' nặng
CLIP: Khỉ chủ động tấn công rắn hổ mang chúa và cái kết bất ngờ
CLIP: Hổ cắn chết rồi kéo báo đốm đi trước mặt du khách