Cái kết ê chề của vị Thái hậu từng khiến Hoàng đế thay đổi luật pháp, tư thông với em rể và hại chết con đẻ
Cuộc đời của Aileen Wuornos - Nữ sát thủ khiến cả nước Mỹ khiếp sợ / Những điều thú vị về loài rắn
Ít ai biết rằng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc có một người phụ nữ nắm trong tay đầy quyền lực và vì bảo vệ ngôi vị mà sẵn sàng ra tay tàn độc ngay cả với con trai ruột của mình.
Thay đổi thể chế, diệt trừ Hoàng hậuHồ Sung Hoa là người huyện Lâm Kính, quận An Định, vốn tên là Hồ Tiên Chân, con gái của Tư đồ Hồ Quốc Trân làm quan dưới triều Bắc Ngụy. Tương truyền, khi Hồ Sung Hoa ra đời có hào quang màu đỏ chiếu rọi khắp nhà, thầy tướng số bèn xem cho nàng một quẻ, phán rằng: "Hiền nữ có số đại quý, là mẹ của trời đất, sinh ra chủ nhân của trời đất." - hàm ý là trong tương lai nàng nhất định trở thành quý nhân, sinh ra đứa con đứng đầu thiên hạ.
Ảnh minh họa.
Từ nhỏ, cha nàng là Hồ Quốc Trân đã ra sức bồi dưỡng nàng. Hồ Sung Hoa cũng tỏ ra là người có tư chất thông minh, không phụ tâm huyết của người nhà. Bắc Ngụy tôn sùng kinh Phật, mấy đời Hoàng đế đều thờ phụng Phật giáo. Do đó, Hồ Sung Hoa phát hiện ra một "lối tắt" tiếp cận Đế vương, đó chính là vào chùa nghiên cứu kinh Phật. Bằng sự thông minh hơn người, Hồ Sung Hoa nhanh chóng lọt vào mắt xanh của Tuyên Vũ Đế.
Tuyên Vũ Đế vốn là người cẩn trọng, nghiêm nghị, bị cách đàm luận Phật pháp khác biệt của Hồ Sung Hoa hấp dẫn, huống hồ nàng lại là một người con gái dung mạo xinh đẹp. Mỗi bộ kinh Phật, Hồ Sung Hoa đều có một cách lý giải khác biệt, vì thế Hoàng đế ngoại lệ phong nàng làm Thế phụ, luôn theo hầu bên cạnh, còn cho nàng quản lý tất cả các công việc liên quan đến Phật giáo trong cung.
Không lâu sau đó, Hồ Sung Hoa mang thai. Hoàng hậu Cao Anh của Tuyên Vũ Đế vốn được xem là một người ngoan độc, tương truyền trưởng tử của Tuyên Vũ Đế và Thuận Hoàng hậu (Hoàng đậu đầu tiên của Tuyên Vũ Đế) là do Cao Hoàng hậu giết hại. Vì đề phòng ngoại thích, thể chế Bắc Ngụy ghi rõ, muốn lập Thái tử thì phải giết mẹ của ngài, do đó Cao Hoàng hậu nhiều lần khuyên Hoàng đế giết Hồ Sung Hoa. Tiếc rằng Hoàng đế và Hồ Thế phụ tình cảm thắm thiết, Hoàng hậu lại không có con trai, thế nên Hoàng đế mặc nhiên phớt lờ lời khuyên của nàng. Bên cạnh đó, Hồ Sung Hoa cũng luôn bày tỏ thái độ nguyện chết vì Hoàng thất Bắc Ngụy.
Ảnh minh họa.
Khi Hồ Sung Hoa sinh con trai, Tuyên Vũ Đế đích thân đặt tên là Nguyên Hủ, lập tức lập thành Thái tử, còn hủy bỏ thể chế cũ, từ đó Bắc Ngụy không có phi tần nào vì có con được phong Thái tử mà phải chết.
Công nguyên năm 515, Tuyên Vũ Đế đột ngột qua đời, Nguyên Hủ mới 6 tuổi lên ngôi, xưng Hiếu Minh Đế. Lúc này Thái hậu vẫn là Cao Anh, còn mẹ ruột của Hoàng đế được phong Hoàng thái phi.
Nhưng Hồ Sung Hoa không cam lòng, nàng ỷ mình sinh ra Hoàng đế bèn giết Cao thái hậu, quét sạch ngoại thích của Cao Thái hậu, sau cùng được con trai đường đường chính chính phong làm Thái hậu, thành công thâu tóm quyền lực. Từ đây, vị Thái hậu có một không hai trong lịch sử phong kiến Trung Quốc xuất hiện.
Tiêu xài phung phí, hoang dâm vô độChùa Vĩnh Ninh ngày nay.
Hoàng đế mới mới chỉ 6 tuổi, do vậy Hồ thị buông rèm nhiếp chính, giang sơn bày ra trước mắt. Hồ thị thể hiện năng lực quản lý triều chính không thua bất kỳ Hoàng đế nào, mỗi ngày lên triều phê duyệt tấu chương, đích thân phán xử những vụ án lớn, tiến hành kiểm tra năng lực quan lại địa phương, văn võ bá quan bắt đầu làm việc với thái độ nghiêm túc nhất dưới thời Hồ Sung Hoa nhiếp chính. Chỉ tiếc tuổi trẻ chóng qua, Hồ Thái hậu nắm trong tay quyền lực vô hạn, có thể phát huy ưu điểm nhưng đồng thời nhược điểm cũng bộc lộ rõ nhất.
Tính cách hoang dâm, xa xỉ của Hồ Thái hậu rất nhanh bị phơi bày. Hồ Thái hậu tiêu phí ngân khố, xây dựng chùa chiền, đúc tượng Phật tràn lan, các triều đại Hoàng đế trước đều không thể sánh bằng. Thái hậu cho xây chùa Vĩnh Ninh trong cung, trong đó có một tòa tháp cao 270m, trên tháp có cột chống cao 30m, ra khỏi kinh thành vẫn có thể nhìn thấy tòa tháp này.
Trong những năm Hồ Sung Hoa nhiếp chính, dân chúng tôn sùng Phật giáo, một số lượng lớn nam nữ thanh niên đều cạo đầu quy y, nông-công-thương nghiệp không được chú trọng, dẫn tới phát triển xã hội bị đình trệ, Bắc Ngụy rơi vào giai đoạn suy tàn.
Dẫu vậy, Hồ Thái hậu vẫn mặc sức hưởng lạc, thường xuyên tổ chức yến tiệc. Chỉ cần khiến Thái hậu vui sẽ được ban thưởng, không nề hà quốc khố ngày một cạn kiệt. Thái hậu cũng không chịu được cô quạnh chốn thâm cung, người đầu tiên Thái hậu nhắm trúng không phải ai khác mà chính là em rể của mình - Thanh Hà vương Nguyên Dịch. Lấy cớ giải quyết chính sự, Hồ thị thường xuyên gọi Nguyên Dịch vào cung, cặp đôi cả ngày quấn lấy nhau. Bù lại, Nguyên Dịch được Thái hậu giao cho rất nhiều quyền hành.
Dương Bạch Hoa trong lịch sử là người có tướng mạo và võ nghệ phi phàm (Ảnh minh họa)
Cùng lúc đó, Thái hậu còn nuôi một dàn "nam sủng", trong số đó người được sủng ái nhất là Dương Bạch Hoa, con trai danh tướng Dương Đại Nhãn. Thái hậu mê muội vẻ đẹp của Bạch Hoa, chỉ muốn ngày ngày cùng hắn quấn quýt không rời.
Bởi lo sợ bị hủy hoại thanh danh dẫn đến nhiều điều bất trắc, nên tuy nhận được ân sủng hiếm có, hắn vẫn nhân lúc đêm tối bỏ trốn khỏi Bắc Ngụy, thoát khỏi móng vuốt của Thái hậu. Thái hậu đau lòng, viết tặng hắn bài thơ tình Dương Bạch Hoa Ca, khiến Hoàng đế và nhân dân Bắc Ngụy chấn động. Một Thái hậu đức cao vọng trọng không ngờ lại làm ra chuyện như thế.
Lĩnh quân Nguyên Nghệ thừa lệnh Hoàng đế tiến cung gặp mặt Thái hậu, thừa cơ giết Nguyên Dịch rồi bắt Thái hậu nhốt lại. Tiếc rằng Thái hậu nhiếp chính nhiều năm, phe phái của Thái hậu sau đó đã vùng lên giết chết Nguyên Nghệ. Thái hậu thoát khỏi lãnh cung, tiếp tục hoang dâm vô độ. Triều đình Bắc Ngụy không gượng dậy nổi, giới quý tộc mua quan bán tước, dân chúng khổ cực lầm than, khởi nghĩa diễn ra liên miên suốt 9 năm không dứt.
Ảnh minh họa.
Hiếu Minh Đế lúc này đã trưởng thành, một lòng muốn thay đổi vận mệnh đất nước, ý đồ chống lại mẹ ruột. Trịnh Nghiễm khi ấy là người tình của Thái hậu, vì lo sợ Hoàng đế gây bất lợi cho mình, hắn bèn khuyên Thái hậu ra tay diệt trừ hậu họa.
Công nguyên năm 528, một phi tần họ Phan của Hiếu Minh Đế hạ sinh Công chúa, nhưng Hồ Thái hậu lại tuyên bố là sinh Hoàng tử rồi hạ độc chết Hiếu Minh Đế khi ấy mới 19 tuổi. Sau đó, Hồ Thái hậu đưa Công chúa mới sinh lên ngôi. Chưa được bao lâu, bởi e ngại sự thật bị quần thần vạch trần, Thái hậu liền thông báo phát hiện thân phận nữ nhi của Hoàng đế mới nên phế truất, rồi lập con của Lâm Thao vương là Nguyên Chiêu mới 3 tuổi lên ngôi.
Kết cục ê chềẢnh minh họa.
Nghe tin Hiếu Minh Đế bị giết chết, Đại đô đốc Nhĩ Chu Vinh thừa cơ nổi binh chống lại triều đình của Hồ Thái hậu. Ông lấy lý do điều tra cái chết của Hiếu Minh Đế và không thừa nhận Hoàng đế mới Nguyên Chiêu. Lúc này, Hồ thái hậu hoảng sợ, ép tất cả phi tần của Hiếu Minh Đế cạo đầu đi tu, bản thân Hồ thị cũng cạo đầu hòng bỏ trốn. Nhĩ Chu Vinh bắt cả Nguyên Chiêu và Hồ Thái hậu nhốt vào lồng heo rồi dìm chết ở Hoàng Hà.
Sau này, Nhĩ Chu Vinh bị Cao Hoan lật đổ. Hoàng đế mới hạ lệnh truy phong Hồ thị làm Tuyên Vũ Linh Hoàng hậu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách